vĐồng tin tức tài chính 365

'Không lợi dụng tình hình dịch để đầu cơ tăng giá thuốc phòng chống dịch COVID-19'

2021-07-10 19:45
Không lợi dụng tình hình dịch để đầu cơ tăng giá thuốc phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất cho người tình nguyện - Ảnh: VIỆT DŨNG

Chiều 10-7, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có công văn gửi UBND các tỉnh, thành; các bệnh viện trực thuộc bộ; các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng, bình ổn giá thuốc phòng chống dịch COVID-19.

Theo Cục Quản lý dược, hiện nay tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM và một số tỉnh, thành đang diễn biến rất phức tạp. Để đảm bảo nhu cầu thuốc phòng chống dịch COVID-19 và thuốc điều trị các bệnh khác, cũng như đảm bảo việc bình ổn giá thuốc và ổn định thị trường thuốc trong nước. Cục Quản lý dược yêu cầu:

"Sở y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương phải chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng trực thuộc sở khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân", công văn nêu rõ.

Ngoài ra, theo Cục Quản lý dược, các tỉnh, thành phải chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu điều trị cho người bệnh mắc COVID-19, đặc biệt với các thuốc khan hiếm nguồn cung, ít hoặc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam mà được khuyến cáo sử dụng trong điều trị COVID-19.

"Chỉ đạo các bệnh viện, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn triển khai kế hoạch dự trữ đầy đủ và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý giá thuốc (niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết, mua thuốc theo giá không cao hơn giá kê khai, kê khai lại đã công bố)", Cục Quản lý dược nhấn mạnh.

Đặc biệt, cục trưởng Vũ Tuấn Cường yêu cầu các đơn vị không được lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao.

Các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở kinh doanh rà soát năng lực bảo quản, vận chuyển, tiếp nhận vắc xin COVID-19 phục vụ chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 toàn quốc.

"Đối với các bệnh viện trực thuộc bộ, phải triển khai kế hoạch dự trữ thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng thuốc, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là bệnh nhân COVID-19, thực hiện đúng các quy định về quản lý giá", ông Cường nhấn mạnh.

Đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Cục Quản lý dược về việc đảm bảo nguồn cung thuốc phòng và điều trị COVID-19, đảm bảo cung ứng thuốc theo các hợp đồng đã ký với các cơ sở khám chữa bệnh. 

Đảm bảo việc tồn trữ thuốc, nguyên liệu làm thuốc, giữ ổn định hệ thống phân phối, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch được Bộ Y tế khuyến cáo và chính quyền địa phương yêu cầu thực hiện. 

Cũng theo vị lãnh đạo trên, đối với các đơn vị có kho bảo quản lạnh 2-8 độ C hoặc âm sâu, cần rà soát năng lực bảo quản các sản phẩm lạnh (thuốc, vắc xin, sinh phẩm), cần sắp xếp lại và dành dung tích tối đa có thể bảo quản vắc xin phòng COVID-19 khi được yêu cầu, tập trung phục vụ chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 toàn quốc. 

"Trường hợp giá nguyên vật liệu đầu vào của các thuốc hoặc giá thuốc nhập khẩu tăng, đề nghị công ty nghiên cứu xem xét giảm các chi phí không cần thiết khác như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý... để thực hiện việc bình ổn giá trong thời gian dịch bệnh COVID-19", vị lãnh đạo trên yêu cầu. 

Ngoài ra, các cơ sở trên phải thực hiện nghiêm túc việc kê khai, kê khai lại và bán thuốc không cao hơn giá kê khai, kê khai lại, không được lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để tăng giá bán. 

Đối với trường hợp thuốc hiếm nguồn cung, Cục Quản lý dược sẽ ưu tiên giải quyết nhanh về việc cấp giấy đǎng ký lưu hành, cấp giấy phép nhập khẩu để kịp thời có thuốc cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh khi có đề nghị của các đơn vị.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Phụ hồ không hợp đồng có coi là lao động tự do được hỗ trợ?HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Phụ hồ không hợp đồng có coi là lao động tự do được hỗ trợ?

TTO - Nhiều ý kiến thắc mắc rằng bảo mẫu làm việc tại các trường học; phụ hồ làm việc cho các chủ thầu… không có giao kết hợp đồng lao động có phải là lao động tự do được hỗ trợ theo nghị quyết 09 của HĐND TP hay không?

Xem thêm: mth.45423738101701202-91-divoc-hcid-gnohc-gnohp-couht-aig-gnat-oc-uad-ed-hcid-hnih-hnit-gnud-iol-gnohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Không lợi dụng tình hình dịch để đầu cơ tăng giá thuốc phòng chống dịch COVID-19'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools