Như một dịp "thừa thắng xông lên", sau tự truyện Đất K năm ngoái được giải của Hội Nhà văn TP.HCM, Sài Gòn mưa nắng của Bùi Quang Lâm lần này là một không gian khác.
Những người Sài Gòn đọc tự truyện của anh chắc chắn sẽ ồ à khi nhận ra những câu chuyện quen như thể vẫn diễn ra ngay cạnh bên mình; nhưng sẽ không hiếm người bần thần nghĩ rằng "Sài Gòn cũng có chuyện vậy sao?", dù biết anh đang tâm sự ở vị thế người trong cuộc.
Có một câu hỏi tác giả treo trong đầu người đọc từ quyển Đất K anh kể về đời lính: cuộc sống ra sao sau khi cởi bỏ chiếc áo nhà binh anh thành nhà thất nghiệp?
Nay trong tập sách này, câu trả lời tự nhiên tỏ bày ra cả. Nhưng đáng kể hơn nữa là những câu chuyện với bạn bè văn nghệ của anh, những người sống lương thiện giữa Sài Gòn bằng nhiều công việc: vẽ tranh, viết báo, làm diễn viên, làm văn làm thơ...
Tất cả gặp nhau ở tình cảm văn nghệ, tình yêu sáng tác, niềm đam mê bù khú bên ly rượu và điểm chung là ai cũng không nhiều tiền.
Đọc Bùi Quang Lâm, tự dưng thương quá điểm hẹn của bạn bè báo bụi một thời nơi đường Sương Nguyệt Anh.
Đọc anh, được biết trong số những người lui tới bên bàn nhậu của một giới văn nghệ báo chí "bụi nhất Sài Gòn" có những mảnh đời thật đặc biệt, như chuyện tình chắp vá của diễn viên Trần Lượng và cô Hồng - một nữ lao công từ miền Trung trôi dạt vào đây kiếm sống...
Có nhiều trang viết trong tập sách mang giá trị tư liệu và có sức nặng kéo người đọc quay về với không gian của "đại bản doanh 81 Trần Quốc Thảo". Nơi ấy bây giờ không còn không khí của ngày xưa.
Không khí ấy còn lại trong trang sách của Bùi Quang Lâm - người một thời lê la gắn bó với nơi này, chứng kiến không biết bao nhiêu trận say, những cuộc gặp/đụng nhau của giới văn nghệ từ hàn lâm tên tuổi đến tiểu tốt vô danh...
Địa điểm 81 Trần Quốc Thảo một thời nổi tiếng trong giới văn nghệ Sài Gòn, và nay, những dòng hồi ức của Bùi Quang Lâm với giọng văn thật thà chất phác lại bất ngờ khiến người đọc nhận ra từ nơi chốn đó nhiều điều đáng quý:
Một nét hào sảng của nhà văn Sơn Nam, chút tư lự và "chuyện tình đồn thổi" của Mạc Can, cách ứng xử "người lớn" của Ca Lê Thuần, chỗ chí tình với đàn em văn nghệ của những tên tuổi lớn và cả cách bỗ bã của những người chưa có chút tiếng tăm...
Qua cách kể chuyện đời thường, Bùi Quang Lâm thuật lại một Sài Gòn trong chốn bình dân từ hồi còn chiến tranh vắt qua giai đoạn hậu chiến bằng chính câu chuyện về những người xung quanh anh... Tất cả đều là chất liệu để những ai muốn tìm hiểu, muốn đưa ra một cắt nghĩa tạm đủ cho mảnh đất này, không thể bỏ qua những trang viết của Sài Gòn mưa nắng.
TTO - Đọc cuốn sách mới nhất về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có tên Về Nguyễn Huy Thiệp mà nhóm biên soạn gọi là "như một nén nhang tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhân 100 ngày ông đi xa", thấy Nguyễn Huy Thiệp vẫn cô đơn "cả khi chết đi rồi".
Xem thêm: mth.82773538011701202-iub-oab-eb-nab-iov-gnan-aum-nog-ias/nv.ertiout