vĐồng tin tức tài chính 365

Làm sao chặn biến thể Delta?

2021-07-13 11:21
Làm sao chặn biến thể Delta? - Ảnh 1.

Cán bộ, nhân viên Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm trên xe xét nghiệm lưu động tại TP.HCM sáng 12-7 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Do chưa có đủ lượng "vũ khí" vắc xin, nhiều quốc gia Đông Nam Á buộc phải chọn phong tỏa và các biện pháp khác để kiềm chế đà lây lan của dịch bệnh. 

Nhìn từ Singapore, nơi được xem là kiểm soát tốt dịch bệnh tại Đông Nam Á, giáo sư Yik Ying Teo - hiệu trưởng Trường đại học Y tế công cộng Saw Swee Hock (Đại học Quốc gia Singapore) - đã chia sẻ trực tuyến cùng Tuổi Trẻ các giải pháp chống biến thể Delta và câu chuyện chống dịch ở Singapore hiện nay.

Delta xuyên thủng các "tấm khiên" bảo vệ

* Việt Nam đang hứng chịu đợt dịch thứ 4 với số ca nhiễm tăng cao từng ngày, tổng số ca nhiễm cao hơn nhiều lần 3 đợt trước cộng lại. Con số này có khiến ông ngạc nhiên vì Việt Nam từng là hình mẫu chống dịch tốt vào năm ngoái?

- Biến thể Delta đã đâm thủng các "tấm khiên" bảo vệ vững chắc mà nhiều quốc gia thiết lập trước đây. Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Việt Nam, Singapore, Úc... từng kiểm soát virus corona khá tốt nhờ các "tấm khiên" truy vết, cách ly, khoanh vùng cùng với các biện pháp phòng bệnh như 5K. 

Tuy nhiên, biến thể Delta lần này lây nhiễm nhanh hơn và hung hăng hơn các biến chủng virus trước đó. Các "tấm khiên" trước đây không phải là không hiệu quả mà là virus đã thay đổi (biến chủng) để chống lại các "tấm khiên" này. Đây là lý do dịch bệnh đang tăng mạnh ở nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, bất chấp thực tế rằng các quốc gia như Việt Nam, Úc, Thái Lan... đã "phòng vệ" khá tốt trong 18 tháng qua kể từ khi đại dịch khởi phát vào đầu năm 2020.

Làm sao chặn biến thể Delta? - Ảnh 2.

Giáo sư Yik Ying Teo - Ảnh: The Straits Times

* Như ông nói virus corona đã biến đổi, vậy cách chống dịch ở các nước châu Á có cần biến đổi theo? Các biện pháp chống dịch truyền thống như cách ly, truy vết, khoanh vùng cùng các biện pháp y tế cộng đồng như đeo khẩu trang vẫn còn hiệu quả?

- Tôi nghĩ nó vẫn còn hiệu quả. Ví dụ khi Singapore chứng kiến số ca cộng đồng tăng vào tháng 4 và tháng 5 năm nay, chúng tôi đã tái áp dụng các biện pháp gần như phong tỏa và chúng cho thấy hiệu quả. Nhưng trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế mạnh này, chính quyền Singapore phải bảo đảm chúng ít ảnh hưởng nhất đến sức khỏe của người dân và sức khỏe của nền kinh tế.

Kế hoạch dài hạn phải là làm sao để bảo đảm mục tiêu kép: sức khỏe người dân và nền kinh tế. Do đó, giải pháp mà nhiều nước, trong đó có Singapore, hướng đến hiện nay chính là tiêm chủng vắc xin cho phần lớn dân số.

* Trong 1 tháng trở lại đây dù dịch bệnh diễn biến rất phức tạp ở châu Á, Singapore giữ số ca nhiễm cộng đồng mỗi ngày ở mức rất thấp, có ngày chỉ 1 ca, thậm chí không có ca nào. Vậy Singapore đang chống dịch và ngăn biến thể Delta ra sao, thưa ông?

- Singapore thực hiện các biện pháp chống dịch được phân thành nhiều lớp, kéo dài từ tháng 4 đến nay. Chính quyền hạn chế người dân đến văn phòng làm việc. Chúng tôi cũng áp dụng các biện pháp giãn cách ở phòng gym, rạp chiếu phim, quán ăn, yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Ở biên giới, chúng tôi vẫn đóng cửa với hầu hết các nước và cách ly tập trung những người nhập cảnh.

Nhưng giải pháp ưu tiên nhất vẫn là vắc xin. Một nghiên cứu công bố ngày 6-7 của Singapore cho thấy vắc xin có hiệu quả 69% trong việc ngăn lây nhiễm biến thể Delta và 80 - 90% trong việc ngăn triệu chứng nặng. Chúng tôi dự đoán vắc xin sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc bảo vệ người dân trước biến thể Delta.

Làm sao chặn biến thể Delta? - Ảnh 4.

Việt Nam còn quá sớm để "sống chung với dịch"

* "Sống chung với dịch" là chủ đề gần đây được thảo luận ở nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Singapore. Theo ông, điều kiện "sống chung" là gì?

- Vắc xin chính là chìa khóa. Có một điều chắc chắn là sẽ có những biến thể mới của virus corona xuất hiện và chúng ta cần theo dõi các nghiên cứu khoa học và dữ liệu để xem vắc xin có hiệu quả với các biến thể mới hay không. Do đó, nền tảng "sống chung" với COVID-19 là phụ thuộc vào vắc xin, nhưng với giả định rằng các loại vắc xin có hiệu quả với các biến thể.

Đối với những quốc gia có độ bao phủ vắc xin còn thấp như Việt Nam, còn quá sớm để nói rằng người dân có thể "sống chung" với COVID-19 bởi "sống chung" nghĩa là phần lớn dân số phải được (vắc xin) bảo vệ khỏi các tác động dài hạn và ngắn hạn của dịch bệnh.

* Singapore từng công bố lộ trình "sống chung với dịch" vì tin rằng virus corona rồi sẽ trở thành virus cúm thông thường trong tương lai. Trong đó, đáng chú ý là kế hoạch không cần đếm ca nhiễm mỗi ngày nữa. Ông có thể giải thích thêm?

- Về kế hoạch không cần đếm số ca nhiễm, đây là chủ đề được nhiều tờ báo quốc tế chú ý gần đây. Theo lộ trình "sống chung", chúng tôi có vạch ra giai đoạn không cần đếm số ca COVID-19 mới mỗi ngày nữa, thay vào đó chỉ đếm và theo dõi các ca COVID-19 nhập viện. Nhưng kế hoạch này chỉ có thể diễn ra khi Singapore tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 70 - 80% dân số để bảo đảm người dân bị mắc COVID-19 không bị triệu chứng nặng, nhập viện hay tử vong.

Ví dụ, nếu chúng ta phát hiện có 100 ca nhiễm hôm nay nhưng do những người xung quanh đều đã tiêm vắc xin thì nguy cơ lây nhiễm rất thấp, do đó con số 100 người bị nhiễm này không đáng lo ngại, không ảnh hưởng đến hệ thống y tế. Đó là thời điểm chúng tôi tin rằng đếm số ca nhiễm không còn quan trọng nữa.

Ngoài ra, nếu bao phủ vắc xin cho 70 - 80% dân số, tôi tin rằng Singapore sẽ nới lỏng các hạn chế ở biên giới, cho phép người nước ngoài tiêm chủng đầy đủ đến Singapore mà không cần cách ly. Tôi dự đoán cuối năm nay Singapore sẽ nới lỏng các hạn chế ở biên giới.

Nhưng đó là kế hoạch tương lai, còn bây giờ chúng tôi vẫn áp dụng các biện pháp truy vết để xác định các F0. Tính đến 11-7, Singapore đã phân phối hơn 6,1 triệu liều vắc xin. Nếu giả sử mỗi người tiêm đủ 2 liều, số vắc xin đã phân phối chiếm khoảng 54% dân số Singapore.

Phải thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa

* Hiện một số nước châu Á vẫn đang kiên trì chiến lược quét sạch COVID-19 trong cộng đồng (Zero-Covid). Quan điểm của ông về độ khả thi của chiến lược này, trong bối cảnh biến thể Delta lây lan quá nhanh?

- Tôi nghĩ chiến lược này có thành công hay không còn phụ thuộc vào biện pháp phong tỏa có nghiêm hay không và người dân có tuân thủ nghiêm túc lệnh phong tỏa hay không. Thực tế một số quốc gia ở Đông Nam Á áp dụng lệnh phong tỏa nhưng người dân thực hiện không nghiêm, khiến cho biện pháp phong tỏa không hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ không hề biết mình bị lây nhiễm. Những người này sẽ phải ra đường để mua thức ăn, thực phẩm, nên nguy cơ lây nhiễm cộng đồng vẫn có dù ở tỉ lệ thấp.

Biến thể Delta vây hãm Đông Nam Á

000_9et64l 2(read-only)

Xét nghiệm COVID-19 tại một bến phà ở Banda Aceh, thủ phủ của tỉnh Aceh (Indonesia) ngày 12-7 - Ảnh: AFP

"Nhiều quốc gia kiểm soát COVID-19 rất tốt giờ đây đang đối diện với mối đe dọa tăng gấp ba: người dân có ít miễn dịch tự nhiên, khó tiếp cận vắc xin và bị biến thể Delta vây hãm" - ông Ed Yong, nhà báo khoa học từng nhận giải Pulitzer, đánh giá.

Biến thể thống trị

Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với hơn 270 triệu người, đến nay ghi nhận tổng cộng 2,5 triệu ca nhiễm, cao nhất khu vực. Trong ngày 11-7, nước này ghi nhận kỷ lục u ám: 1.007 người chết vì COVID-19 trong 24 giờ - số tử vong cao nhất thế giới trong ngày 11-7.

Các bệnh viện trên đảo Java - đảo đông dân cư nhất của Indonesia - đang bị đẩy tới giới hạn, nguồn cung oxy ngày càng ít, tới 4 trong số 5 nghĩa trang được chỉ định chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 ở thủ đô Jakarta đã kín chỗ.

Tuần trước, Chính phủ Indonesia xác nhận biến thể Delta là "thủ phạm chính" đằng sau tình trạng gia tăng ca nhiễm và ca tử vong đáng kể hiện nay ở Indonesia, theo báo Jakarta Globe.

"Delta đã trở thành biến thể thống trị, chiếm 78,8% số ca nhiễm mới" - bà Siti Nadia Tarmizi, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, cho biết hôm 8-7.

Biến thể Delta cũng xuất hiện tại các quốc gia Đông Nam Á khác như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Malaysia, Singapore... Tại Thái Lan, đảo nghỉ dưỡng Phuket vừa ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể Delta sau khi mở cửa đón du khách quốc tế trở lại từ hôm 1-7. Tỉnh này buộc phải đóng cửa toàn bộ trường học tới ngày 23-7. Riêng tại Bangkok, biến thể Delta chiếm tới 52% số ca nhiễm gần đây, vượt mặt biến thể Alpha (chiếm 47,8%).

Cần đa dạng hóa nguồn cung vắc xin

Nhìn chung, các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách tăng tốc tiêm chủng để đối phó biến thể Delta. Trong lúc đợi tiêm cho phần đông dân số, các nước chỉ có lựa chọn là áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc phong tỏa.

Ngày 12-7, Thái Lan bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế khắt khe nhất trong hơn một năm qua tại vùng đô thị Bangkok, bao gồm thủ đô Bangkok và vài tỉnh lân cận. Nhà chức trách thúc giục người dân trong khu vực này làm việc tại nhà và lập 145 điểm kiểm tra tại 10 tỉnh thành có nguy cơ cao, trong đó có tới 88 điểm kiểm tra ở Bangkok, để hạn chế việc đi lại không cần thiết của người dân. Các biện pháp mới kéo dài 2 tuần.

Tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã yêu cầu quan chức y tế ở các tỉnh đảm bảo người mắc biến thể Delta được điều trị trong các cơ sở riêng và sẽ phải cách ly 21 ngày sau khi hồi phục.

Đại sứ quán Campuchia tại Malaysia còn kêu gọi các công dân nước này gồm lao động hay sinh viên tuân thủ các biện pháp y tế để chống dịch. "Xin đừng di chuyển từ nơi này sang nơi khác không cần thiết và tránh quay về Campuchia ngay lúc này, vì điều này có thể đặt ra rủi ro mang biến thể Delta/Delta+ về đất mẹ" - họ cho biết trong thông báo hôm 9-7.

Nhà dịch tễ học Dicky Budiman tại Đại học Griffith (Úc) cho rằng Đông Nam Á "đang trả giá cho những mâu thuẫn trong chiến lược chống dịch" và khuyến cáo các quốc gia trong khu vực này cần mở rộng nguồn cung vắc xin. "Khi xử lý đại dịch ở quy mô lớn hơn, cần đa dạng hóa nguồn cung vắc xin và các nguồn lực" - ông nhận định.

Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đang chứng kiến số ca nhiễm và tử vong phá kỷ lục liên tiếp. Tỉ lệ tiêm vắc xin thấp và sự xuất hiện của biến thể Delta đang khiến tình hình dịch ở khu vực này "căng như dây đàn".

BẢO ANH

104

Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10-2020. Đến ngày 4-7, biến thể Delta đã lan sang 104 quốc gia/vùng lãnh thổ. Kazakhstan, Lào, Latvia, Lebanon, Namibia, Oman và Sierra Leone là những quốc gia mới nhất xác nhận sự hiện diện của biến thể Delta, theo Đài Al Jazeera.

Các nghiên cứu cho thấy vắc xin ngừa COVID-19 bảo vệ khá mạnh trước biến thể DeltaCác nghiên cứu cho thấy vắc xin ngừa COVID-19 bảo vệ khá mạnh trước biến thể Delta

TTO - Singapore nói nghiên cứu của nước này cho thấy vắc xin ngừa COVID-19 có khả năng bảo vệ những người đã được tiêm ngừa đầy đủ đến 69% trước biến thể Delta, trong khi tỉ lệ này ở nhiều nghiên cứu khác là từ 64% đến 87%.

Xem thêm: mth.39744318031701202-atled-eht-neib-nahc-oas-mal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làm sao chặn biến thể Delta?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools