vĐồng tin tức tài chính 365

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Nhận biết F0 không có triệu chứng chuyển bệnh nặng ra sao?

2021-07-14 18:01
HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Nhận biết F0 không có triệu chứng chuyển bệnh nặng ra sao? - Ảnh 1.

Các bác sĩ cấp cứu cho một bệnh nhân F0 không có triệu chứng đột nhiên chuyển bệnh nặng - Ảnh: Bác sĩ Tống Hồ Tứ Phương

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ CKI Tống Hồ Tứ Phương - khoa tai mũi họng Bệnh viện Nhi đồng thành phố, phụ trách Bệnh viện dã chiến số 4 - cho biết bệnh viện đang điều trị cho khoảng 2.500 ca F0 không có triệu chứng, những bệnh nhân này đa phần sẽ chuyển nặng vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 14.

Mới đây nhất là trường hợp của một bệnh nhân F0 không có triệu chứng nhanh chóng chuyển nặng. Đó là một bệnh nhân nữ, lớn tuổi, có bệnh nền cao huyết áp, trước đó bà vẫn khỏe mạnh, nhưng đến trưa ngày 13-7, bà đột nhiên có cảm giác thở mệt.

Ngay lập tức bà được nhân viên y tế hỗ trợ xuống lầu dưới, đo SpO2 (nồng độ oxy trong máu) lúc đó chỉ còn 70%, các bác sĩ liền hỗ trợ bà thở oxy qua mặt nạ, sau đó chuyển tới phòng cấp cứu, thở oxy áp lực dương, sẵn sàng đặt nội khí quản khi cần và chuyển lên tuyến trên điều trị tiếp.

Tại Bệnh viện dã chiến số 4, các bác sĩ chủ yếu thăm hỏi và khám bệnh online qua điện thoại (video call), đánh giá tình trạng của bệnh nhân, nếu có diễn tiến nặng, bác sĩ sẽ có mặt để thăm khám trực tiếp và xử lý tình huống.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Phương khuyến cáo các bệnh nhân F0 không có triệu chứng cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng như sau: thở nhanh, cảm giác khó thở, đau tức ngực, nhìn thấy da - niêm mạc nhợt nhạt hơn so với bình thường.

Nếu có các dấu hiệu cảnh báo trên, thì liên hệ gấp đến nhân viên y tế để được đánh giá tình trạng "thiếu oxy" hay không bằng cách đo nồng độ oxy trong máu, nếu dưới 93% thì có thể hiểu phổi bị tổn thương, cần được hỗ trợ và chuyển viện lên tuyến trên để được điều trị tiếp.

Bác sĩ Phương nhấn mạnh, những bệnh nhân có cơ địa béo phì, người lớn tuổi (trên 65 tuổi), có bệnh nền: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... cần để ý sát hơn.

"Đối với các bệnh nhân F0 đang điều trị trong các bệnh viện dã chiến, tuyệt đối hạn chế tiếp xúc gần với các bệnh nhân khác dù là chung phòng; vệ sinh cá nhân tốt, uống nhiều nước, súc họng thường xuyên; cung cấp dinh dưỡng tốt, trái cây, vitamin C, tập thể dục nhẹ (không gắng sức), ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái hạn chế stress...", bác sĩ Phương chia sẻ.

Ngoài ra các bệnh nhân F0 cần phải theo dõi sát sinh hiệu: chủ yếu là nhiệt độ - nhiệt kế sẽ được bệnh viện phát mỗi người 1 cây, kẹp vào hõm nách. 

Khi bệnh nhân thấy sốt trên 38 độ C, đau nhức cơ, đau đầu nhiều, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, buồn nôn, tiêu chảy, ho nhiều, đây là những triệu chứng thông thường, báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Người dân ở TP.HCM sẽ được tiêm vắc xin đợt 5 thế nào?HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Người dân ở TP.HCM sẽ được tiêm vắc xin đợt 5 thế nào?

TTO - Hơn 100.000 người hoãn tiêm vắc xin đợt 4 có được tiêm lần tới đây? Người dân có thể đăng ký ở đâu hay chờ theo danh sách được gọi? Đợt này, TP.HCM tổ chức tiêm ở đâu?

Xem thêm: mth.76191645141701202-oas-ar-gnan-hneb-neyuhc-gnuhc-ueirt-oc-gnohk-0f-teib-nahn-91-divoc-hcid-ev-pad-ioh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Nhận biết F0 không có triệu chứng chuyển bệnh nặng ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools