Bác sĩ Edward Chang phẫu thuật cấy điện cực vào phần não điều khiển giọng nói của bệnh nhân - Ảnh: Đại học California, San Francisco
Nghiên cứu công bố ngày 14-7 trên tạp chí khoa học về y khoa New England Journal of Medicine là thành công đầu tiên cho tới nay về việc giải mã trực tiếp, đầy đủ từ ngữ từ sóng não của bệnh nhân bị liệt và không nói được.
Nếu được đầu tư phát triển, nghiên cứu có thể ứng dụng, giúp hàng ngàn người không nói được do bị liệt nặng cải thiện vấn đề giao tiếp.
Theo báo The Guardian, một bệnh nhân nam ở độ tuổi cuối 30, bị liệt do đột quỵ não hơn 15 năm trước đã tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Anh bị hạn chế cử động đầu, cổ và chân tay, và phải giao tiếp bằng cách sử dụng một que trỏ gắn trên mũ bóng chày để chỉ các chữ cái trên màn hình.
Bác sĩ Edward Chang, nhà nghiên cứu chính, đã phẫu thuật để cấy các điện cực vào phần não điều khiển giọng nói của bệnh nhân.
Bệnh nhân làm việc với các nhà nghiên cứu để tạo ra một kho từ vựng gồm 50 từ - như "nước", "gia đình", "tốt"… Sau đó, các thuật toán máy tính được huấn luyện để nhận ra các từ này từ hoạt động của não bệnh nhân phản ứng với hơn 1.000 câu quen thuộc với tỉ lệ chính xác lên đến 93% và tốc độ 18 từ/phút.
Quá trình nghiên cứu được nhóm nghiên cứu công bố - Ngưồn: Đại học California, San Francisco
Điều đặc biệt trong nghiên cứu là họ "dịch" tín hiệu não điều khiển cơ của hệ thống âm thanh có chức năng nói các từ chứ không phải là các tín hiệu não điều khiển cử động của cánh tay hoặc bàn tay để đánh máy.
Theo bác sĩ Chang, đây là quá trình tạo thần kinh giọng nói nhằm khai thác các khía cạnh tự nhiên và linh hoạt của lời nói. Cách tiếp cận rất tiềm năng vì giúp bệnh nhân giao tiếp nhanh và suôn sẻ hơn.
Không tham gia nghiên cứu nhưng lạc quan với kết quả mới được công bố, ông Leigh Hochberg, nhà thần kinh học của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nhận xét: "Có thể chỉ vài năm nữa sẽ có một hệ thống hữu ích về điều trị cho phép khôi phục khả năng giao tiếp cho các bệnh nhân bị liệt nặng".
Trước đó, vào tháng 5-2021, một nhóm nghiên cứu khác đã giúp một người bị liệt dịch chữ viết tay tưởng tượng của mình thành văn bản bằng một giao diện kết hợp não và máy tính.
TTO - Câu chuyện một người anh họ bị tai nạn lao động 10 năm nay đến giờ không thể cử động được cánh tay phải là khởi nguồn cho ý tưởng chế tạo "cánh tay robot điều khiển bằng sóng não" của chàng sinh viên Bách khoa Ngô Quang Tài.
Xem thêm: mth.32943931161701202-peit-oaig-coud-ion-gnohk-iougn-puig-ahp-tod-uac-hnaht-oan-gnos-hcid/nv.ertiout