vĐồng tin tức tài chính 365

3 kịch bản kinh tế Việt Nam sau đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát

2021-07-20 09:18

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tiến sĩ Cấn Văn Lực và các chuyên gia dự báo GDP năm 2021 tăng trưởng 5,8-6%, thấp hơn mức 6,5-7% dự báo hồi đầu năm.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa đưa ra những đánh giá tác động đợt bùng phát lần thứ 4 tới hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam, dự báo kịch bản tăng trưởng cả năm.

Theo đó, với kịch bản cơ sở: Các nước trên thế giới cơ bản triển khai thành công việc tiêm vaccine vào quý IV/2021, giúp giảm dần tình trạng lây nhiễm, khôi phục đa số hoạt động kinh tế - xã hội tại các nước; căng thẳng thương mại và bất ổn địa chính trị lắng dịu hơn tạo tiền đề khôi phục thương mại và đầu tư toàn cầu.

Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trong tháng 8.2021, tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022; kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, nền kinh tế tăng trưởng theo xu hướng xanh, bền vững hơn trên nền tảng kinh tế số, đổi mới sáng tạo, quá trình cơ cấu lại được thúc đẩy, thu hút đầu tư (cả trong và ngoài nước) hồi phục tạo điều kiện phục hồi, tăng trưởng kinh tế tích cực. Khi đó, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt từ 5,8-6%.

TS Cấn Văn Lực. Ảnh TL
Tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế cho rằng: "Nhiệm vụ ưu tiên số 1, quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn phải là tiếp tục phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả cùng với việc đẩy nhanh tiến trình vaccine" . Ảnh: TL

Với kịch bản tích cực, các nước trên thế giới cơ bản triển khai thành công việc tiêm vaccine vào quý IV/2021 giúp giảm dần tình trạng lây nhiễm, khôi phục đa số hoạt động kinh tế - xã hội tại các nước; căng thẳng thương mại và bất ổn địa chính trị lắng dịu hơn tạo tiền đề khôi phục thương mại và đầu tư toàn cầu.

Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát ngay trong tháng 7.2021, tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022; kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được đẩy nhanh; quá trình cơ cấu lại, chuyển đổi số được thúc đẩy; thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tiêu dùng nội địa hồi phục nhanh...v.v. Khi đó, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 6,3-6,5%.

Với kịch bản tiêu cực, tới cuối năm 2021, dịch bệnh mới cơ bản được kiểm soát ở khối các nước phát triển, vaccine chậm đưa vào tiêm chủng tại các quốc gia đang phát triển do hạn hẹp về nguồn cung, quá trình phục hồi khó khăn, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu chỉ phục hồi nhẹ.

Tại Việt Nam, đợt dịch này cơ bản được kiểm soát đến hết quý III/2021, quá trình tiêm vaccine chậm triển khai và chỉ đạt mức miễn dịch cộng đồng vào quý III/2022, dẫn tới việc chậm khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 5,1-5,3%.

“Nhiệm vụ ưu tiên số 1, quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn phải là tiếp tục phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả cùng với việc đẩy nhanh tiến trình vaccine.

Tiếp theo, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã ban hành.

Thêm vào đó, cần cập nhật kịch bản phục hồi, phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh mới đến hết năm 2021 và giai đoạn 2022-2025; trong đó, cần kiên định mục tiêu kép, tìm kiếm các động lực tăng trưởng thay thế, bổ sung và chính sách phục hồi xanh.

Cuối cùng, chính phủ cần kiên định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô” - Tiến sĩ Cấn Văn Lực nói.

Xem thêm: odl.442239-tahp-gnub-4-uht-91-divoc-hcid-tod-uas-man-teiv-et-hnik-nab-hcik-3/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“3 kịch bản kinh tế Việt Nam sau đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools