vĐồng tin tức tài chính 365

Nhân viên y tế cần được chăm sóc

2021-07-21 10:54
Nhân viên y tế cần được chăm sóc - Ảnh 1.

Một ca khám sàng lọc tại Viện Pasteur TP.HCM vào ngày 20-7- Ảnh: ĐỨC DUY

Tự chăm sóc bản thân vốn là lẽ đương nhiên nhưng giờ là điều quá xa xỉ.

Lao lực, chỉ mong bệnh nhân và người nhà hiểu

"Nội ơi, con nhớ nội kinh khủng. Tự nhiên, giữa giờ nước mắt chảy tràn. Nhớ cô Ba, nhớ mẹ. Nhà còn ba bà già khô héo vấn vít với nhau. Đứa lớn đi chống dịch, đứa nhỏ thì cách ly. Nuôi cả hai con làm bác sĩ nhưng chưa nhờ được cho gia đình" - đó là ít dòng trong "chiếc post giữa giờ" chia sẻ trên Facebook ngày 15-7 của bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh, khoa sơ sinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, hiện túc trực ở bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 số 2, Q.12, TP.HCM.

Là bác sĩ nhi, Linh dành nhiều tâm sức cho các sản phụ và trẻ nhỏ tại đây. Nữ bác sĩ trẻ này đã trải qua nhiều câu chuyện, trong đó có cả tình huống nan giải hi hữu khiến tâm trạng rối bời. 

Đó là cảm giác lo lắng tột cùng của cô khi ngồi trong đêm tối chờ tin một thai phụ chuyển dạ ở khu cách ly được xe cấp cứu đưa về bệnh viện tuyến điều trị, chỉ còn biết thì thầm một nguyện ước với đất trời "con ơi con, ra đời bình an nhé". Để rồi sau đó chị lặng đi vì hạnh phúc khi được tin đứa trẻ đã chào đời bình yên.

Bác sĩ Linh chỉ là một trong số rất nhiều nhân viên y tế đang "trực chiến" ở các "mặt trận" chống COVID-19 nóng bỏng hiện nay tại TP.HCM cũng như nhiều địa phương trên cả nước. 

Vẫn biết trong cuộc chiến 3 tháng nay, "người lính" nào cũng sẽ kiên cường chịu đựng những mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, sẽ không ai ta thán hay phàn nàn gì, nhưng sự đồng cảm và sẻ chia của cơ quan hữu trách và của chính những người đang được họ phục vụ chắc chắn sẽ giúp giảm bớt cho họ những áp lực không đáng có.

Theo chị Trương Nguyễn Xuân Quỳnh - học viên chương trình thạc sĩ công tác xã hội lâm sàng tại Mỹ, nhân viên y tế phải chịu rất nhiều áp lực và căng thẳng trong dịch. Đầu tiên là áp lực chăm sóc người bệnh, với nhân viên y tế chăm sóc người bệnh COVID-19 thì áp lực này lớn hơn. Căng thẳng vì môi trường làm việc nguy cơ cao, các y bác sĩ sẽ phải đối mặt nỗi lo mắc COVID-19 và ảnh hưởng tới gia đình.

Chị Quỳnh vẫn nhớ tâm trạng khi lần đầu chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân COVID-19. Chị đã rất căng thẳng vì sợ nhiễm bệnh dù đã có đồ bảo hộ đầy đủ. Ngoài ra còn là sự căng thẳng vì kiệt sức thấu cảm. Nếu không chăm sóc tâm lý tốt rất dễ kiệt sức thấu cảm. Những nhân viên y tế không thể về nhà sẽ rất nhớ gia đình, đặc biệt những người có con nhỏ.

Căng thẳng tâm lý ở mức cao

Mới đây, trên tạp chí Frontiers công bố nghiên cứu "Các nhân tố nguy cơ căng thẳng tâm lý, những lo ngại và sự hỗ trợ sức khỏe tâm thần với các nhân viên y tế tại Việt Nam trong đại dịch COVID-19" do nhóm các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với các nhà khoa học quốc tế. Đây có lẽ là điều tra đầu tiên về sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế sau đợt bùng dịch COVID-19 năm ngoái tại Việt Nam.

Nghiên cứu thực hiện với các nhân viên y tế (58,2% là nữ) gồm những người công tác tại cả tuyến đầu (46,3%) và không phải tuyến đầu từ 22-4 đến 12-5 năm 2020. Họ đều đang sống tại các khu vực đã ghi nhận ca bệnh COVID-19 và đã làm việc tại các đơn vị điều trị thuộc cơ sở y tế cấp tỉnh trong thời gian từ 5 - 10 năm.

Cuộc điều tra này cho thấy tình trạng căng thẳng tâm lý trong dịch COVID-19 ở mức cao. Trong số 761 người tham gia khảo sát, 34,3% có triệu chứng này. Hầu hết nhân viên y tế lo sợ bị phơi nhiễm COVID-19 rồi mang bệnh về nhà. Đáng chú ý, làm việc ở tuyến đầu có nguy cơ bị căng thẳng tâm lý tăng ít nhất gấp 2 lần so với những người không ở tuyến đầu.

Trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam, chuyên gia tâm lý Phan Tường Yên (cố vấn dự án và quản lý đào tạo tại Tổ hợp tâm lý Saigon Psychub) có điều kiện trò chuyện sâu với một số nhân viên y tế để hiểu thêm về những khó khăn tinh thần của họ. 

Chị thấy hầu hết những căng thẳng cấp tính xảy đến do các thay đổi đột ngột về cường độ công việc cũng như tính chất công việc. Các bác sĩ chia sẻ với chị Yên là họ không chỉ "quay cuồng trong công việc" hay "làm việc 200% công suất" mà còn phải làm những việc trước đây chưa hề làm.

Nếu y bác sĩ tại các bệnh viện hoạt động chuyên môn tập trung với quy mô hẹp của chuyên khoa thì nay họ phải chăm sóc bệnh nhân toàn diện như cho bệnh nhân ăn, đi vệ sinh, thậm chí với một số bệnh nhân ốm yếu còn hỗ trợ tắm gội nữa. 

"Các căng thẳng mãn tính hay tổn thương tinh thần là thứ đáng sợ hơn, bởi nó có thể đem đến nguy cơ kiệt sức hay sang chấn. Các vấn đề này lại đến từ các căn nguyên khác: sự kỳ thị, sự mất mát và việc thiếu không gian, thời gian chăm sóc bản thân" - chuyên gia tâm lý Phan Tường Yên nói.

Cân bằng bản thân bằng nhiều cách

Theo chị Xuân Quỳnh, nhân viên y tế có thể ứng phó với căng thẳng tâm lý bằng cách chăm sóc bản thân. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc duy trì tối đa lịch sinh hoạt hằng ngày có thể giúp cân bằng tâm lý của nhân viên y tế. Dù bận rộn, nhân viên y tế nên cố gắng duy trì tập thể dục, ăn uống đầy đủ và dành ít nhất 20 phút/ngày cho các hoạt động thư giãn họ vốn đã làm trước đây theo sở thích như đọc sách, nghe nhạc...

Khi nhận ra mình quá căng thẳng và mệt mỏi, các bài tập thở sau có thể giúp giữ bình tĩnh. Các bài tập thiền chánh niệm (dù chỉ 5 phút mỗi ngày) đã được chứng minh giúp giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe tinh thần nhân viên y tế. Sự động viên, hỗ trợ của gia đình, đồng nghiệp và những người xung quanh sẽ giúp cảm giác mình không đơn độc.

Nhân viên y tế thay nhau buộc tóc, đút cháo cho bệnh nhân COVID-19 đơn thânNhân viên y tế thay nhau buộc tóc, đút cháo cho bệnh nhân COVID-19 đơn thân

TTO - Trong hàng ngàn ca mắc COVID-19 ở TP.HCM, có những người thiếu may mắn khi cạnh họ không có người thân. Từ khi mắc bệnh vào viện điều trị, họ đều trông cậy vào nhân viên y tế.

Xem thêm: mth.42620639012701202-cos-mahc-coud-nac-et-y-neiv-nahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhân viên y tế cần được chăm sóc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools