vĐồng tin tức tài chính 365

Hạt tiêu bị hải quan coi là dược liệu phải kiểm soát khi xuất khẩu?

2021-07-23 03:32
Hạt tiêu bị hải quan coi là dược liệu phải kiểm soát khi xuất khẩu? - Ảnh 1.

Nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó do hạt tiêu bị xếp vào nhóm mặt hàng xuất khẩu có điều kiện - Ảnh: BÙI LIÊM

Theo đó, các doanh nghiệp khi mở tờ khai xuất khẩu hồ tiêu thì bị xếp vào “luồng vàng”, tức là bị kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ thay vì là luồng xanh (miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa) như trước.

Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi chi phí gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát thì việc đi lại để xử lý thông quan tờ khai sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro phơi nhiễm COVID-19.

Ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), cho biết hiệp hội đã có công văn gửi Tổng cục Hải quan nêu thắc mắc và khó khăn của các doanh nghiệp.

Trong công văn trả lời từ Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan), việc xếp hồ tiêu vào nhóm dược liệu là do quy định của Bộ Y tế trong các thông tư hướng dẫn thi hành Luật dược.

Cụ thể, theo thông tư 48/2018/TT-BYT quy định mặt hàng hồ tiêu mã số HS 0904.11.20 thuộc danh mục dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu. Dù đến ngày 4-3-2021 Bộ Y tế ban hành thông tư 03/2021/TT-BYT loại bỏ một số mặt hàng trong đó có hồ tiêu ra khỏi danh mục.

Tuy nhiên, tại điều 3 thông tư này vẫn quy định: “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo thông tư này được sử dụng với mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc thì thực hiện theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về dược".

Hạt tiêu bị hải quan coi là dược liệu phải kiểm soát khi xuất khẩu? - Ảnh 2.

Bộ Y tế vẫn xếp hạt tiêu là dược liệu phải đảm bảo điều kiện về dược phẩm mới được xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp phải chứng minh hạt tiêu bán cho đối tác làm thực phẩm hay gia vị thông thường - Ảnh: BÙI LIÊM

Như vậy, hồ tiêu nằm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu có điều kiện, cơ quan hải quan phải phân luồng kiểm tra theo văn bản quản lý chuyên ngành. Trường hợp xác định doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu là dược liệu không dùng cho mục đích làm thuốc thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan trên hệ thống, đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Nam Hải, việc đưa hạt tiêu vào danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện là quá vô lý và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khi đây là mặt hàng nông sản xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong 20 năm qua.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu gặp khó vì dịch bệnh, các đơn vị quản lý cần hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng làm thủ tục hơn là đưa ra các quy định làm khó.

“VPA đã gửi công văn cho Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương để báo cáo và đề nghị các bộ ngành gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam", ông Hải cho biết.

Vụ hồ tiêu mắc kẹt: Nepal đã có văn bản cho phép tái xuấtVụ hồ tiêu mắc kẹt: Nepal đã có văn bản cho phép tái xuất

TTO - Bộ Công thương và vật tư Nepal đã có văn bản yêu cầu hải quan Nepal cho phép các container hàng đang mắc kẹt được tái xuất về nước theo mong muốn của các doanh nghiệp.

Xem thêm: mth.79502655122701202-uahk-taux-ihk-taos-meik-iahp-ueil-coud-al-ioc-nauq-iah-ib-ueit-tah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hạt tiêu bị hải quan coi là dược liệu phải kiểm soát khi xuất khẩu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools