vĐồng tin tức tài chính 365

Người cao tuổi, nhiều bệnh nền ở TP.HCM được tiêm vaccine

2021-07-23 07:56

Mục tiêu trong khoảng hai tuần, TP.HCM sẽ tiêm hết 930.000 liều vaccine cho 15 nhóm đối tượng ưu tiên gồm ba loại là AstraZeneca, Moderna (235.000 liều) và Pfizer (gần 55.000 liều). Dự kiến trong 2-3 tuần sẽ tiêm xong số vaccine này.

Mỗi điểm tiêm sẽ tiêm cho 120 người/ngày, tránh tập trung đông người trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16. Sau đó, TP sẽ điều chỉnh tăng lên theo khuyến cáo của Bộ Y tế là tối đa 200 người/ngày/điểm tiêm.

Người dân TP.HCM trật tự, giãn cách đi tiêm vaccine

Trong ngày 22-7, BV quận 11 đã tổ chức tiêm vaccine cho khoảng 240 người, trong đó chủ yếu là người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch.

Tại BV quận 11, người đến tiêm được UBND quận lập danh sách và hẹn giờ đến tiêm. Điểm tiêm được bố trí nằm cạnh khoa cấp cứu của BV. Không mất nhiều thời gian chờ đợi, người đến tiêm nhanh chóng được khám sàng lọc, thăm khám sức khỏe và vào tiêm.

Vaccine được tiêm là vaccine Moderna trong tổng số hơn 235.000 liều được Bộ Y tế phân bổ cho TP.HCM.

BS Lê Thảo Nguyên, phụ trách Khoa dinh dưỡng tiết chế BV quận 11, cho biết đây là lần đầu tiên BV tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng người lớn tuổi và có bệnh nền.

Theo BS Nguyên, lần này vaccine được quận phân bổ về cho các phường tổ chức tiêm nên không tập trung đông người, đảm bảo giãn cách và phòng lây nhiễm chéo.

BV quận bố trí hai bàn tiêm và mỗi buổi sẽ tổ chức tiêm cho 120 người và tiêm cho khoảng 240 người cả ngày.

BS Nguyên cho biết người trên 65 tuổi thường mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, cơ địa dị ứng được cho tiêm vaccine tại BV. Bên cạnh đó, có một số người tuy dưới 65 tuổi mắc bệnh nền hoặc những người thuộc diện ưu tiên từng sàng lọc khám ở cộng đồng do tăng huyết áp chưa được tiêm cũng được cho thăm khám để tiêm lại.

BV trang bị tại chỗ hộp chống sốc và sẵn sàng đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu để xử trí tai biến kịp thời. Theo kế hoạch, đợt tiêm sẽ kéo dài đến ngày 3-8 hoặc tùy theo lượng vaccine phân bổ.

Ngồi chờ theo dõi sau tiêm, bà Phạm Thị Kim Anh (61 tuổi) chia sẻ sau khi tiêm vaccine Moderna 10 phút, bà thấy sức khỏe hoàn toàn bình thường. Trước khi được tiêm vaccine, bà cảm thấy lo lắng.

“Tôi mắc bệnh cao huyết áp và mỡ máu đã năm, sáu năm nay, không biết chích vaccine vào có bị gì không. Khi tới đây được các nhân viên hướng dẫn tận tình, tôi thấy yên tâm. Được lãnh đạo TP, chính quyền quan tâm cho chích vaccine sớm tôi rất là mừng” - bà Kim Anh chia sẻ.

Người cao tuổi, nhiều bệnh nền ở TP.HCM được tiêm vaccine - ảnh 1
Tiêm vaccine cho người dân tại điểm tiêm trường THCS Hà Huy Tập, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

3 triệu liều vaccine Moderna viện trợ của Mỹ sẽ đến Việt Nam ngày 25-7

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 22-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 Moderna sẽ đến Việt Nam vào ngày 25-7 tới.

Đây là lô vaccine do chính phủ Mỹ viện trợ thông qua cơ chế COVAX (COVAX facility - cơ chế tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) đồng khởi xướng với UNICEF là đối tác triển khai chính. 

Tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca sẽ được ưu tiên mũi 2 bằng Pfizer

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn triển khai tiêm vaccine Pfizer gửi các tỉnh, thành. Theo Bộ Y tế, nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy sau khi tiêm mũi 1 AstraZeneca và mũi 2 Pfizer cho thấy miễn dịch sinh ra là tương đương với tiêm hai mũi Pfizer và cao hơn so với tiêm hai mũi AstraZeneca. Do đó, khi triển khai tiêm trong nước, nếu trường hợp số lượng vaccine hạn chế thì ưu tiên sử dụng tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca.

Việc phối hợp này một phần do nước ta đang hạn chế nguồn vaccine, tiến độ cung ứng của các nước không đủ để đảm bảo mỗi người đều được tiêm đủ hai liều vaccine cùng loại. Việc tiêm kết hợp hai loại vaccine đã được một số quốc gia như Canada, Đức, Pháp, Na Uy, Hàn Quốc... thực hiện.

Bộ Y tế cho hay theo nghiên cứu tiêm AstraZeneca mũi 1 và Pfizer mũi 2 có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng nhưng tiêm hai loại vaccine khác nhau sẽ tăng hiệu quả miễn dịch.

Theo kế hoạch, tháng 7, Bộ Y tế tiếp nhận 746.460 liều Pfizer. Đến nay đã tiếp nhận thực tế gần 200.000 liều. Ngày 12-7, Bộ Y tế có quyết định phân bổ vaccine Pfizer cho các địa phương và đơn vị để triển khai tiêm, Bộ Y tế nêu rõ trường hợp số lượng vaccine hạn chế thì ưu tiên sử dụng để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca 8-12 tuần nếu người được tiêm đồng ý.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc độ tiêm chủng COVID-19, đặc biệt các nơi dịch phức tạp

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có văn bản yêu cầu các tỉnh, thành đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng dịch COVID-19, tiêm chủng tối đa số vaccine được cấp, tăng diện bao phủ tiêm chủng, đặc biệt tại các tỉnh dịch phức tạp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, thời gian qua Bộ Y tế đã phân bổ nhiều loại vaccine như AstraZeneca, Pfizer, Moderna cho các địa phương, đơn vị để tổ chức tiêm chủng, nhiều nhất trong số này là TP.HCM.

Để tiến hành tiêm chủng kịp tiến độ, bộ trưởng đề nghị các địa phương thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, tiếp tục tiêm chủng cho nhóm ưu tiên, đặc biệt các tỉnh, thành dịch diễn biến phức tạp, chỉ đạo rà soát đối tượng tiêm chủng đúng quy định, thực hiện tiêm chủng tối đa số vaccine được cấp, bảo đảm an toàn, hiệu quả, tăng diện bao phủ tiêm chủng. 

Xem thêm: lmth.1182001-eniccav-meit-coud-mchpt-o-nen-hneb-ueihn-iout-oac-iougn/ioh-ax/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người cao tuổi, nhiều bệnh nền ở TP.HCM được tiêm vaccine”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools