vĐồng tin tức tài chính 365

KTNN chỉ ra những lỗ hổng trong hoạt động của PVPower, PVOIL, PVTrans

2021-07-23 15:47

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra nhiều sai sót trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2019 của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) như PVPower, PVOIL, PVTrans...

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng, các đơn vị của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) gồm Công ty CP Thủy điện Hủa Na, Công ty CP Máy -Thiết bị Dầu khí và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) là PVOIL Phú Thọ chưa ban hành quy chế quản lý tiền. Công ty CP Vận tải sản phẩm khí Quốc tế của Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) chưa xây dựng đầy đủ kế hoạch sử dụng dòng tiền.

Bên cạnh đó, một số đơn vị quản lý dòng tiền chưa hiệu quả. Cụ thể, Công ty CP Vận tải Nhật Việt thuộc PVTrans còn khoản tiền gửi 4 tỉ đồng có kỳ hạn được thế chấp tại ngân hàng để mua tàu nhưng không thể giao dịch, có thể xảy ra tranh chấp bất lợi cho Công ty. Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam thuộc PVPower còn xảy ra tồn quỹ tiền mặt vượt mức quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng vốn bằng tiền...

KTNN cũng chỉ ra rằng, do quản lý nợ chưa chặt chẽ, nên PVPower và PVOIL đều để phát sinh nợ phải thu quá hạn, cụ thể PVPower là 1.480,09 tỉ đồng; PVOIL 800,73 tỉ đồng. Một số đơn vị phát sinh nợ phải thu khó đòi lớn như TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - CTCP thuộc PVOIL là 643,36 tỉ đồng, PVPower 214,45 tỉ đồng; PVTrans 99,49 tỉ đồng.

Các đơn vị như Công ty CP Máy - Thiết bị Dầu khí thuộc PVPower; PVOIL Tây Ninh, PVOIL Huế, PVOIL Vũng Áng, PVOIL Hải Phòng, PVOIL Cái Lân thực hiện bán hàng, đặt cọc cho nhà cung cấp không có bảo lãnh hoặc tài sản đảm bảo gây nợ tồn đọng kéo dài hoặc vượt giá trị bảo lãnh.

Mộ số đơn vị trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, cụ thể, PVPower trích thừa 4,41 tỉ đồng, PVOIL trích thiếu 2,27 tỉ đồng; PVTrans trích thiếu 70,58 tỉ đồng.

Kiểm toán cũng chỉ ra, có đơn vị xóa nợ, trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định. Cụ thể: Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương thuộc PVTrans 80 tỉ đồng; PVOIL trích thừa 3,47 tỉ đồng.

3 đơn vị thuộc PVPower mua sắm vật tư chưa đúng với nhu cầu sử dụng dẫn đến lượng vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển hoặc tồn kho lớn gồm Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 là 238,26 tỉ đồng, Công ty Điện lực Dầu Khí Hà Tĩnh 229,59 tỉ đồng, Công ty CP Thủy điện Hủa Na 12,40 tỉ đồng.

1 doanh nghiệp thuộc PVPower có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lâu năm chưa được nghiệm thu khối lượng là Công ty CP Máy - Thiết bị Dầu khí. Công trình Nhà máy xơ sợi Khu công nghiệp Đình Vũ và Công trình Sân bay Tân Sơn Nhất Hồ Chí Minh phát sinh lần lượt từ năm 2010 và năm 2013 với tổng giá trị là 49,14 tỉ đồng.

Một số dự án dừng triển khai từ nhiều năm, chưa hiệu quả: PVOIL: Công ty mẹ (Dự án Kho ngoại quan, dự trữ xăng dầu quốc gia tại Phú Quốc, Dự án Mở rộng nhà máy chế biến condensate tại khu công nghiệp Cái Mép - Bà Rịa Vũng Tàu, Dự án Mở rộng kho xăng dầu Cái Lân giai đoạn 2); PVPower: Dự án tiểu khu 2 tại Nhơn Trạch; Dự án Tòa nhà trụ sở và văn phòng bán, cho thuê tại số 148 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (PVOIL) hoạt động cho thuê lỗ lũy kế đến 31.12.2019 là 11,97 tỉ đồng.

PVOIL Phú Thọ, PVOIL Hải Phòng, PVOIL Sài Gòn rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính. Một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp như Công ty mẹ - PVPower: Cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2019 đạt 0,2% tổng vốn đầu tư; PVOIL: Công ty mẹ (Công ty CP Dầu khí Dương Đông Kiên Giang, Công ty CP Vận tải Dầu khí Mêkông, Công ty CP Hóa dầu và Nhiên Liệu sinh học dầu khí, Công ty CP Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung, Công ty CP Khách Sạn Lam Kinh), PVOIL Thanh Hóa, PVOIL Nam Định (khoản đầu tư vào PETEC LAND).

PVPower trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính không đúng quy định 3 tỉ đồng. PVOIL Phú Thọ chi trả cổ tức chưa kịp thời. Tình trạng sở hữu chéo tại các doanh nghiệp trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty chưa được khắc phục. Cụ thể: Công ty mẹ PVOIL và 5 đơn vị thành viên góp 95,25% vốn vào TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư; PVOIL và Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức góp 66,93% vốn vào PVOIL Sài Gòn; Công ty mẹ - PVOIL và PVOIL Bạc Liêu góp 56,9% vốn vào PVOIL Nam Định; Công ty mẹ - PVOIL và Công ty CP Dầu khí Mê Kông góp 34,96% vốn vào Mekongtrans; TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư và các đơn vị thành viên của PVOIL góp 60,95% vốn vào Công ty Cà phê PETEC; TCT Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư và PVOIL Nam Định góp 39,16% vốn vào PETEC LAND, Công ty mẹ - PVOIL và Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức góp 24,8% vào Công ty CP thương nghiệp Cà Mau.

Một loạt các doanh nghiệp của PVOIL là PVOIL Bạc Liêu, PVOIL Bình Thuận, PVOIL Tây Ninh, PVOIL Phú Thọ, PVOIL Thanh Hóa, PVOIL Nam Định chưa bảo toàn được vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc PVOIL: Kho Vũng Rô, PVOIL Phú Yên, PVOIL Cái Lân, PVOIL Trans và PVTrans: Công ty CP Vận tải dầu khí Vũng Tàu quản lý chi phí, giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp chưa chặt chẽ, định mức sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, về quản lý sử dụng đất, một số đơn vị còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích như PVOIL. Một số đơn vị chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt: Công ty mẹ PVOIL; Công ty mẹ - PVPower: 3 công ty.

Xem thêm: odl.517339-snartvp-liovp-rewopvp-auc-gnod-taoh-gnort-gnoh-ol-gnuhn-ar-ihc-nntk/nahn-hnaod-peihgn-hnaod/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“KTNN chỉ ra những lỗ hổng trong hoạt động của PVPower, PVOIL, PVTrans”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools