Pingdemic là một khái niệm mới ra đời ở Anh, để chỉ tình trạng khó khăn do nhiều doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Ping là âm từ ứng dụng kiểm soát dịch COVID-19 của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) trên điện thoại thông minh, thông báo người dùng đã tiếp xúc với người bị phát hiện nhiễm COVID-19. Do đó, người này nên tự cách ly khoảng 10 ngày. Số người nhận thông báo "ping" liên tục tăng cao, khiến nhiều chuỗi bán lẻ không có nhân viên đi làm.
Tại các siêu thị ở Anh, những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau xanh, thịt hay bánh mì đều không có. Nhiều kệ hàng trong các siêu thị trống trơn vì không có người vận hành. Những vị trí công việc như vận hành kho, tiếp vận hàng hóa, tài xế giao hàng đều không thể làm việc tại nhà.
"Tình trạng hiện nay rất nguy cấp, không có đủ tài xế chở hàng hóa đến các cửa hàng. Những đồ thiết yếu mà chúng ta cần sử dụng, ăn uống giờ đây lại đang mắc kẹt trong xe tải ở một điểm nào đó trên chặng đường", bà Louise Moules (Hiệp hội The Road Haulage) cho biết.
Nhiều kệ hàng trong các siêu thị trống trơn hàng hóa. (Ảnh: The Guardian)
Dù đã tiêm hơn 82 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân, nhưng tình hình dịch bệnh ở Anh đang bùng phát dữ dội sau khi mở cửa trở lại gần đây.
"Chúng ta đang chứng kiến sự thiếu hụt nhiều mặt hàng tại một số vùng của đất nước, bởi việc vận hành của các chuỗi bán lẻ bị ảnh hưởng nặng nề do số nhân viên cần phải tự cách ly tăng cao. Những quy định về tự cách ly sẽ không được thay đổi cho đến ngày 16/8 tới và từ giờ đến lúc đó, đó cảm giác thật là dài", Giám đốc điều hành Tập đoàn bán lẻ British Helen Dickinson chia sẻ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng chính thức lên tiếng thừa nhận về những bất tiện do Pingdemic gây ra.
"Mọi người đều hiểu về sự bất tiện của việc bị "ping". Ngày hôm nay, tôi gửi lời xin lỗi đến toàn thể nhân viên các doanh nghiệp mọi lĩnh vực, dịch vụ đang bị lao đao trắc trở", Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh.
Không chỉ các siêu thị, mà nhiều mô hình kinh doanh khác như quán bar, quán rượu cũng phải đóng cửa hoặc rút ngắn thời gian hoạt động vì thiếu nhân viên. Ngay cả những tên tuổi lớn như Tesco cũng trải qua tình trạng hết sạch nước đóng chai trong nhà kho.
VTV.vn - Dịch vụ cho thuê trang phục đang trở thành xu hướng phổ biến ở Anh khi người dân quan tâm hơn đến yếu tố phát triển bền vững, giảm thiểu lượng quần áo thải ra môi trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.30931045132701202-cimedgnip-iv-gnah-yahc-iht-ueis/et-hnik/nv.vtv