- Hà Nội: Shipper sẽ không được hoạt động
- Hà Nội cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày từ 6h00 ngày 24/7
Ngay sau khi ban hành Công điện 17 áp dụng cách ly toàn xã hội, sáng 24/7, Thành uỷ, UBND TP Hà Nội đã tổ chức buổi họp thông tin về các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 của thành phố.
Kích hoạt Bệnh viện Đa khoa Đức Giang làm tuyến cuối điều trị COVID-19
Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, tính đến 7h sáng 24/7, có 9 ca F1 thành F0 trên địa bàn thành phố. Thành phố hiện đang điều trị cho 379 bệnh nằm tại 4 bệnh viện.
Dự báo, trong những tới có thể tăng tiếp do một số trường hợp phát hiện ngoài cộng đồng, không có triệu chứng. Ngoài ra, do chủng Detal có tốc lây lan nhanh nên thời gian tới khả năng dịch lây lan nhanh.
Hiện, Sở Y tế đang xây dựng kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn. Để đảm bảo kịch bản chi tiết đi vào thực tế, Sở đã chuẩn bị và sẽ kích hoạt 4 tầng điều trị.
Cụ thể, tầng 1 gồm các bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ và sẽ kích hoạt bệnh viện dã chiến thu dung điều chị. Tầng 2, bệnh nhân có triệu chứng trung bình, bệnh nền thì sẽ kích hoạt bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện để điều trị. Tầng 3 bao gồm cả tầng 3 và 4, theo đó, bao gồm 5% bệnh nhân nặng, có nguy cơ tử vong cao thì kích hoạt Bệnh viên Đa khoa Đức Giang làm bệnh viện tuyến cuối để đáp ứng việc điều trị.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng thông tin tại buổi họp báo. |
Ngoài ra, hệ thống Y tế Thủ đô đang thực hiện quy chế phối hợp tận dụng tuyến y tế ngoài công lập, Trung ương, bộ ngành và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn.
Hiện năng lực y tế Thủ đô có 412 giường hồi sức, đào tạo hơn 200 bác sỹ thực hiện máy thở, 400 điều dưỡng sử dụng máy thở... Xét nghiệm, 48.000 mẫu/ ngày với 20 mày PCR và 111 xe cứu thương.
Liên quan đến công tác tiêm vacine, Sở Y tế cho biết, tính đến ngày 23/7, Hà Nội đã tiêm 211.000 mũi vaccine và kế hoạch tiêm triển khai với chỉ tiêu cao nhất 100 - 200.000 mũi 1/ngày; bố trí 1000 - 2000 dây truyền tiêm tại các xã, phường, thị trấn đối với các bệnh nhân có nguy cơ.
Đối với bệnh nhân có bệnh nền, có kế hoạch tiêm tại bệnh viên nơi có đủ trang thiết bị để sẵn sàng cấp cứu nếu có biến chứng xảy ra. Theo kế hoạch, đến tháng 3/2022 sẽ tiêm được cho 70% người dân Thủ đô.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện thông tin, Hà Nội đảm bảo các phương tiện vận tải lưu thông, vận hành thông suốt khi ra vào, đi qua thành phố. Thực hiện Chỉ thị 17 của UBND thành phố, hiện Sở đang tổ chức việc hoạt động vận tải trên địa bàn Hà Nội và xác định 3 đối tượng ưu tiên được đi lại.
Cụ thể gồm xe trở hàng hoá trên luồng xanh quốc gia; xe trở hàng hoat thiết yếu, phục vụ đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng được phép hoạt động, xe công vụ của các cơ quan đơn vị; các loại phương tiện vận chuyển hành khách được cấp phép lưu thông theo quy định.
Ngoài ra, Sở GTVT đang phố hợp với Công an thành phố duy trì 22 chốt trực và sắp tới sẽ bố trí thêm 30 chốt trực trong TP, 26 chốt tại quận, huyện để kiểm soát các hoạt động phòng chống dịch. Đối với việc các chốt có lưu lượng giao thông lớn tại Pháp Vân – Cầu Giẽ có hiện tượng ùn tắc, Sở đã thống nhất Công an thành phố bố trí chốt trực nhiều tầng lớp để đảm bảo giãn cách giao thông và để kiểm soát 100% phương tiện ra vào và không gây ùn tắc.
Thực hiện vận chuyển hàng hoá theo luồng xanh quốc gia, Sở Giao thông Vận tải đang thực hiện cấp online với các doanh nghiệp đăng ký và tổng thời gian từ lúc đăng ký tới lúc thông qua không quá 4 phút.
Hà Nội đảm bảo tất cả người dân đều được đáp ứng nhu cầu tối thiểu
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội đã tham khảo các ý kiến của cơ quan Trung ương trên cơ sở đánh giá thực tiễn và quyết định ban hành Chỉ thị 17.
"Ngành Y tế Thủ đô đảm bảo được công tác phòng, chống dịch; điều trị, chữa trị; tiêm chủng trong các tình huống kể cả nhân lực, vật lực... Với vai trò là Thủ đô, chúng tôi không chỉ có hệ thống y tế toàn thành phố mà còn hệ thống y tế của Trung ương, các bộ ngành trên địa bàn, hệ thống y tế tư nhân sẵn sàng tham gia chống dịch", ông Phong thông tin.
Ông Phong cũng khẳng định, người dân có thể yên tâm vào công tác chỉ đạo, điều hành trong phòng chống dịch của thành phố vì đã có kinh nghiệm từ đợt dịch năm 2020 và rút kinh nghiệm của các địa phương. Hiện Hà Nội đã chuẩn bị tốt các nguồn hàng; tính toán kế hoạch lưu thông, phân phối các nguồn hàng đó; đảm bảo kiểm tra giám sát để cung cấp hàng hóa bình ổn giá. Việc này không chỉ đảm bảo chỉ cung cấp cho 15 ngày mà còn đảm bảo cho thời gian dài hơn nữa.
Hà Nội đảm bảo đủ hàng hoá phục vụ người dân trong 15 ngày cách ly xã hội. |
Công tác vận tải, phân luồng giao thông cũng đã chủ động, gắn mật thiết với các địa phương; đảm bảo lưu thông hàng hóa không chỉ Hà Nội mà cả khu vực miền bắc, cả nước; bảo đảm kiểm soát được người ra vào, an toàn dịch bệnh.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết, khi thực hiện giãn cách xã hội, ít nhiều có tác động đến đời sống của người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là các nhóm yếu thế, hộ nghèo.
Thành phố đã có kế hoạch cụ thể, từng xã, từng phường, thậm chí từng thôn đều có phương án cụ thể để cùng với các chính sách của riêng TP để hỗ trợ, ngoài các chính sách của Trung ương đang hỗ trợ.
Nhấn mạnh tinh thần chống dịch như chống giặc, Phó Bí thư Thành ủy cho biết, Hà Nội đặt mục tiêu lấy sức khỏe và tính mạng của người dân là mục tiêu số 1. Do đó, rất mong có sự vào cuộc của người dân, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân là mang tính quyết định. Trước hết là sự nghiêm túc chấp hành những nội dung trong Chỉ thị 17 mà thành đã ban hành.