vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường chứng khoán cuối tháng 7 bi quan vì diễn tiến dịch Covid-19

2021-07-26 11:17

Thị trường chứng khoán cuối tháng 7 bi quan vì diễn tiến dịch Covid-19

Dũng Nguyễn

(KTSG Online) – Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến cho chỉ số VN-Index tuần trước nỗ lực phục hồi những không thành công. Các chuyên gia nhìn nhận tâm lý ngắn hạn đã có chuyển biến tích cực hơn, nhưng thị trường vẫn tiếp tục đi ngang với biên độ hẹp và thanh khoản thấp trong tuần cuối của tháng 7.

Hình minh họa: Lê Vũ.

Thị trường chứng khoán kết thúc phiên cuối tuần trước giảm mạnh, đặc biệt là trong phiên ATC. Theo đó, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.268,83 điểm (giảm 1,92% so với phiên trước đó), còn chỉ số VN30 (top 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất) cũng đóng cửa tại mức thấp nhất trong ngày, đạt 1.401,53 điểm (giảm 1,89%) với 26 mã cổ phiếu giảm giá.

Khối lượng khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM tăng 11,6%, đạt 550,8 triệu đơn vị. Với riêng nhóm VN30, khối lượng tăng mạnh so với 2 phiên liền trước, đạt 243,4 triệu cổ phiếu, tiệm cận mức bình quân 20 phiên. “Khối lượng tăng lên đáng kể trong phiên biến động cho thấy một bộ phận dòng tiền đang thận trọng hơn về diễn biến ngắn hạn của thị trường”, Công ty chứng khoán SSI đánh giá.

Như vậy, VN-Index có tuần thứ ba liên tiếp giảm điểm, nhưng có phần khả quan hơn khi số chỉ số chỉ giảm 30,4 điểm trong tuần, mức thấp nhất trong ba tuần.

Trong tuần trước, sau phiên đầu tuần “bán tháo” khi chỉ số có lúc đã chạm 1.225,52 (giảm gần 70 điểm so với phiên đóng cửa tuần trước đó), thị trường sau đó đã có ba phiên hồi phục. Chỉ số VN-Index lên mức cao nhất là 1.293 nhưng sau đó đã giảm hơn 24 điểm trong phiên cuối tuần, cùng diễn biến giảm đồng loạt của nhóm ngân hàng.

Theo đó, có đến 7/10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index thuộc về nhóm ngân hàng, hơn nữa còn lần lượt chiếm 6 vị trí dẫn đầu. Tổng mức ảnh hưởng của nhóm này lên VN-Index trong tuần hơn 19,2 điểm, trong đó VIB và VPB là 2 mã giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt 10,4% và 9,3%. Chiều tăng điểm dẫn đầu là VNM nhưng ảnh hưởng thấp.

Kết thúc tuần, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục điều chỉnh sâu, trong khi dòng tiền lại hướng vào nhóm hàng hóa, nguyên vật liệu thiết yếu, khối phân tích của Công ty chứng khoán Mirae Asset nhận định.

Đáng chú ý trong tuần trước là có sự thay đổi vị thế của các nhóm nhà đầu tư.

Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài thay vì mua ròng trong hai tuần đầu tháng 7 thì lại chuyển sang bán ròng trong tuần trước (2.644 tỉ đồng). Ngược lại, nhóm nhà đầu tư cá nhân chuyển sang vị thế mua ròng 3.360 tỉ đồng thay vì bán ròng.

Thống kê cụ thể cho thấy trong tuần trước, khối ngoại bán ròng cả năm phiên. Cổ phiếu bán ròng lớn lần lượt là VIC (gần 2.000 tỉ đồng), KDH và MSB (lần lượt 440 tỉ đồng và 219 tỉ đồng). Chiều ngược lại, VNM và STB là 2 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 294 tỉ đồng và 140 tỉ đồng.

Theo khối phân tích của Công ty chứng khoán SSI, sự lo ngại về dịch Covid-19 đã kéo theo diễn biến thận trọng trên thị trường chứng khoán. Diễn biến chỉ số gần đây đã phát tín hiệu cho thấy VN-Index đang bắt đầu quay trở lại xu hướng giảm điểm bắt đầu từ vùng đỉnh 1.400 điểm.

Trong khi đó, Mirae Assets cho rằng chỉ số VN-Index đã trở lại mức đánh giá là “trung tính” sau hai tuần tiêu cực. Trong tuần này, thử thách với VN-Index sẽ là lực cầu trên thị trường, nhiều khả năng sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.237–1.250 điểm.

Còn Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ hồi phục nhẹ và giằng co trong vùng 1.276–1.300 điểm. Chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng mạnh khỏi vùng bi quan quá mức cho thấy tâm lý ngắn hạn đã có chuyển biến tích cực hơn. “Thị trường có thể sẽ đi ngang với biên độ hẹp và thanh khoản thấp trong tuần cuối của tháng 7”, báo cáo Yuanta Việt Nam đánh giá.

Theo đó, xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm, nhưng xu hướng trung hạn vẫn duy trì ở mức “trung tính”. Công ty chứng khoán Đài Loan này khuyến nghị thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy, các nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục nắm giữ và quan sát thị trường ở những tuần giao dịch kế tiếp, nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục quan sát và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại, còn nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao thì có thể xem xét mua mới với tỷ trọng thấp để thăm dò.

Bên cạnh những thông tin tiêu cực liên quan đến dịch Covid-19 hiện diễn tiến phức tạp, một yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường còn là mùa công bố kết quả kinh doanh. Theo Công ty chứng khoán VNDirect, hoạt động công bố kết quả kinh doanh quí 2-2021 đã bắt đầu trong tuần này với tăng trưởng lạc quan ở những nhóm ngành lớn.
Tính đến ngày 23-7, 275 công ty đã công bố kết quả kinh doanh, tương ứng với 15% tổng số cổ phiếu và 16% tổng vốn hóa toàn thị trường. Theo đó tăng trưởng doanh thu quí 2 lên đến 34,4% toàn thị tường, còn tăng trưởng lợi nhuận riêng trong 6 tháng đầu năm là 59%.

Xem thêm: lmth.91-divoc-hcid-neit-neid-iv-nauq-ib-7-gnaht-iouc-naohk-gnuhc-gnourt-iht/477813/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường chứng khoán cuối tháng 7 bi quan vì diễn tiến dịch Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools