Trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh, làm sao để thu chi, sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Năm 2019 - 2020 là giai đoạn đất nước phải liên tục ứng phó với những thiên tai, dịch bệnh chưa từng có. Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong điều hành, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì tăng trưởng cao năm 2019 và tăng trưởng dương năm 2020, thu ngân sách tăng, chi giảm dẫn đến bội chi ngân sách giảm và kéo giảm nợ công.
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cụ thể, trong đó có thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vụ việc sai phạm gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng nhấn mạnh việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trên thực tế còn nhiều tồn tại. Tình trạng lãng phí trong đầu tư công, nhất là trong việc chậm giải ngân, chậm tiến độ, thiếu hiệu quả đã và đang gây lãng phí không nhỏ đến nguồn lực nhà nước, là trở lực cho phát triển.
Việc sử dụng tài sản công, sử dụng nhân lực còn thiếu hiệu quả, thậm chí có tiêu cực, gây lãng phí nguồn lực vật chất, con người và cơ hội. Ngân sách Nhà nước còn phân bổ chưa bao phủ được các khu vực khó khăn.
Trước tình hình đó, nhiều đại biểu nhấn mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần phải được quan tâm, phải trở thành văn hóa, lối sống, hành vi của xã hội mà trước hết là trong cán bộ, đảng viên. Do vậy, bên cạnh việc tăng cường các thiết chế quản lý, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, công tác giáo dục trong lĩnh vực này cũng cần được chú trọng.
VTV.vn - Chiều 27/5, UBTV Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020 của Chính phủ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.95805722162701202-ihp-gnal-gnohc-meik-teit-hnah-cuht-gnort-iat-not-ueihn-noc/et-hnik/nv.vtv