- Gần 8.000 ca mắc COVID-19 trong ngày, TP Hồ Chí Minh có 6.318 ca
- 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine COVID-19 đã được ký kết
- Hà Nội có 71 ca dương tính trong ngày, cao nhất từ trước đến nay
Bộ Y tế cho biết, tính từ 19h ngày 27/7 đến 6h sáng nay 28/7, cả nước có 2.861 ca mắc mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 2.858 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh (2.115 ca), Đồng Nai (134), Tây Ninh (120), Đồng Tháp (91), Khánh Hoà (86), Hà Nội (69), Bà Rịa - Vũng Tàu (56), Trà Vinh (38), Bến Tre (32), Phú Yên (30), Tiền Giang (30), An Giang (24), Đắk Lắk (13), Sóc Trăng (12), Cần Thơ (5), Bình Định (2), Hải Dương (1); trong đó có 403 ca trong cộng đồng.
Tính đến sáng 28/7, Việt Nam có tổng 117.121 mắc, trong đó có 2.206 ca nhập cảnh và 114.915 ca mắc trong nước.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 113.345 ca, trong đó có 20.172 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định.
Có 11 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương.
Đến nay, Việt Nam có 22.946 người mắc COVID -19 đã điều trị khỏi; 211 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 17 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.
Từ 27/4 đến nay đã thực hiện 5.472.418 mẫu xét nghiệm cho 15.848.029 lượt người.
Trong ngày 27/7 có 258.077 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 5.013.175 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.562.339 liều, tiêm mũi 2 là 450.836 liều.
Trong ngày 27/7, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 với 4 tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre; đồng thời có Quyết định số 3588/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.
Ngày 26/7, Bộ Y tế có công văn hoả tốc gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND 63 tỉnh, thành phố về việc sử dụng test nhanh kháng nguyên COVID-19 với người vận chuyển hàng hoá.
Bệnh viện Thu dung điều trị COVID-19 số 16 (Bệnh viện Dã chiến số 16) tại quận 7, TP Hồ Chí Minh với quy mô 2.800 giường dự kiến sẽ nhận bệnh nhân từ ngày 28/7.
Nhiều bệnh viện tư trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đăng ký tham gia một phần (theo mô hình bệnh viện tách đôi) hoặc chuyển đổi công năng để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19, tham gia ở tầng 3 trong hệ thống 5 tầng điều trị của TP như Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức, Bệnh viện Triều An, Bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện Nam Sài Gòn.
Tỉnh Nghệ An phong tỏa tạm thời Bệnh viện Đa khoa Minh An, huyện Quỳnh Lưu sau khi phát hiện hiện 2 nhân viên nhiễm COVID-19.
Tỉnh Quảng Bình kích hoạt Bệnh viện dã chiến Quảng Bình (thành lập tại Bệnh viện Y - Dược cổ truyền tỉnh Quảng Bình) tiếp nhận bệnh nhân COVID-19.
Ngày 26/7, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quyết định thành lập 9 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 1.790 giường bệnh trên địa bàn tỉnh. Những bệnh viện này chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh. Trước đó, trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 4 bệnh viện điều trị COVID-19 với tổng số giường bệnh là 740 giường.
Từ ngày 27/7, TP. Biên Hòa, Đồng Nai chính thức bắt đầu thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Xem thêm: /251256-7-82-gnas-oav-91-DIVOC-cam-iougn-858-2-mehT/et-y/nv.moc.dnac