vĐồng tin tức tài chính 365

Giá nhiều mặt hàng thiết yếu dần hạ nhiệt

2022-08-03 03:11

Những diễn biến khó lường từ dịch bệnh, xung đột quốc tế đã khiến giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Chuỗi cung ứng gián đoạn, rủi ro suy thoái kinh tế đã xuất hiện ở một số nước.

Ở trong nước, nhờ sự điều hành kinh tế vĩ mô một cách linh hoạt, giá của nhiều mặt hàng đầu vào thiết yếu đã bắt đầu hạ nhiệt. Riêng xăng dầu, mặt hàng có trong cơ cấu giá của hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đã giảm 4 lần liên tiếp, với mức giảm mạnh gần 7.000 đồng đã tác động tích cực đến nền kinh tế.

Có thể nói, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đang được hướng dần vào quỹ đạo hợp lý. Chi phí đầu vào đã bắt đầu giảm tạo tâm lý an tâm cho người dân và xung lực mới cho doanh nghiệp tăng tốc, lấy lại đà tăng trưởng.

Sau nhiều ngày phải nằm bờ, hôm nay con tàu của ngư dân Lê Văn Tú tại thị trấn Phước Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vươn khơi trở lại.

Theo tính toán của ông Tú, với 4 lần giảm giá dầu trong 1 tháng qua, ông có thể tiết giảm chi phí được hàng chục triệu đồng cho mỗi chuyến vươn khơi.

"Lúc xăng dầu mắc thì đi không có ăn, giờ xăng dầu giảm giá thì bà con ngư dân ở Phước Hải cũng làm ăn lại được", ông Lê Văn Tú, ngư dân thị trấn Phước Hải, Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ.

Giá nhiều mặt hàng thiết yếu dần hạ nhiệt - Ảnh 1.

Ngư dân ra khơi trở lại khi giá xăng dầu giảm mạnh (Ảnh minh hoạ - Ảnh: TTXVN)

Chi phí đầu vào giảm đã kéo theo nhiều mặt hàng giảm giá. Sau nhiều ngày tăng, giá lợn hơi đã giảm khoảng 4.000 đồng/kg.

Các công trình trọng điểm quốc gia cũng đã hối hả trở lại. Tuy chưa thể về mặt bằng giá so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá của nhiều loại nguyên vật liệu xây dựng đã bắt đầu giảm. Tiến độ công trình đã được tăng tốc.

"Việc tăng giá ảnh hưởng rất lớn đến huy động nguồn tài chính của nhà thầu. Khi nguồn tài chính không đủ về công trường, không đảm bảo so với kế hoạch thi công thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng", ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc Ban Điều hành dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhận định.

"Đến thời điểm này, các nhà thầu đều xác định thua lỗ, nhưng vẫn sẽ quyết tâm hoàn thành dự án trong năm nay", ông Đặng Hùng Thái, Giám đốc Ban Điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cho hay.

Theo các nhà phân tích quốc tế, Việt Nam đã tránh được bão giá, bất chấp diễn biến tốc độ tăng CPI tại nhiều nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, trụ đỡ về lương thực, thực phẩm, chủ động được nguồn cung đang tạo thế cân đối giữa cung cầu. Cùng với việc thực hiện một loạt các giải pháp giảm thuế nên đã kìm được mức tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Áp lực kiểm soát giá cả 6 tháng cuối năm

Việc kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả cũng sẽ góp phần tránh những tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 7 tháng vừa qua, có 3 nhóm hàng tác động đến 80% tổng lượng tăng CPI. Dẫn đầu là nhóm giao thông vận tải - chiếm đến hơn một nửa, tiếp đến là lương thực thực phẩm, ăn uống và nhà ở vật liệu xây dựng. Xăng dầu có tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới nhiều nhóm hàng.

Như vậy, kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ ngay sau khi giá xăng dầu giảm mạnh trong các kỳ điều hành vừa qua là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

"Cần tiếp tục phối hợp tốt chính sách tài khóa và tiền tệ, giá cả để làm sao đồng bộ chính sách, góp phần kiểm soát tốt lạm phát, giá cả. Đảm bảo đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu ở thời điểm quan trọng. Muốn vậy cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để bớt đi hiện tượng găm hàng, gom hàng, té nước theo mưa để tăng giá", ông Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, đánh giá.

"Chúng tôi thấy rằng những biện pháp quyết đoán của Việt Nam trong việc cắt giảm thuế, tránh tác động đối với một số mặt hàng thiết yếu, thậm chí giảm mạnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã giúp giá xăng giảm. Bên cạnh đó, giá cả nguyên liệu đầu vào khác dịu bớt đi từ đó giảm từ đó giảm áp lực chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ưu tiên trong thời gian tới là đảm bảo vận hành của hoạt động sản xuất, tránh thiết lập một mặt bằng giá mới", bà Sagarika Chandra, Giám đốc Đánh giá tín nhiệm Quốc gia của Fitch Ratings tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định.

Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao nỗ lực kiểm soát, ổn định mặt bằng giá trong nước. Tuy nhiên, thách thức điều hành từ nay đến cuối năm cần phải linh hoạt với rủi ro nhập khẩu lạm phát khi sản xuất trong nước phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, chiếm đến 37% tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế.

Giá nhiều mặt hàng thiết yếu dần hạ nhiệt - Ảnh 2.

Theo các nhà phân tích quốc tế, Việt Nam đã tránh được bão giá, bất chấp diễn biến tốc độ tăng CPI tại nhiều nước khác trên thế giới. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

"Chính phủ chỉ đạo điều hành và có giải pháp cụ thể để giảm giá nguyên, vật liệu đầu vào tại các thời điểm quan trọng có ý nghĩa lớn trong kiểm soát lạm phát. Thứ hai là phục hồi, thúc đẩy sản xuất của nền kinh tế và giữ cho doanh nghiệp bớt khó khăn, phát triển trong thời gian tới", ông Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết.

Các báo cáo cập nhật kinh tế toàn cầu chỉ ra thách thức tăng giá, áp lực lạm phát của Việt Nam thường rơi vào quý 3 và quý 4. Khi nền kinh tế những tháng cuối năm trên đà phục hồi tích cực, sẽ kéo theo nhu cầu về hàng hóa dịch vụ, đầu tư tiêu dùng tăng. Độ trễ của các chính sách tài khóa tiền tệ kéo theo lượng cung tiền ra nền kinh tế sẽ đẩy mặt bằng giá cả cao hơn.

Mặc dù lạm phát tại Việt Nam thời điểm này chưa phải là vấn đề quá nóng như các nước châu Âu hay Hoa Kỳ, nhưng nguy cơ và sức ép là hiện hữu. Vì vậy, theo các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, Việt Nam phải hết sức thận trọng trong việc điều hành giá cả để làm sao mức tăng CPI dao động dưới 4% đúng mục tiêu đề ra.

Giá thịt, rau củ siêu thị hạ nhiệtGiá thịt, rau củ siêu thị hạ nhiệt

VTV.vn - Tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giá sản phẩm thực phẩm tươi sống bao gồm: thịt, rau củ và trái cây có dấu hiệu hạ nhiệt.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.39652539120802202-teihn-ah-nad-uey-teiht-gnah-tam-ueihn-aig/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá nhiều mặt hàng thiết yếu dần hạ nhiệt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools