Một người đàn ông uống nước từ một vòi nước uống công cộng trong đợt nắng nóng đổ vào thành phố Nijmegen, Hà Lan từ cuối tháng 7 năm nay - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin AFP, Chính phủ Hà Lan ngày 3-8 đã tuyên bố tình trạng thiếu nước trên toàn quốc, do tình trạng hạn hán (do biến đổi khí hậu) xuất hiện khắp châu Âu trong tháng 7 vừa qua.
Các hãng truyền thông trên thế giới đều nhận định rằng, đây là lần đầu tiên Hà Lan cảm nhận được những tác động của tình trạng hạn hán.
Báo The Washington Post cho biết, Hà Lan đang trải qua mùa hè với rất ít cơn mưa. Ngoài ra, các đợt cháy rừng ở phía bắc và phía đông châu Âu đã ngăn chặn một khối lượng nước lớn đổ vào các con sông của Hà Lan.
Theo Chính phủ Hà Lan, hạn hán có thể nhanh chóng trở thành một vấn đề cấp bách ở nước này, dẫn đến việc các dòng sông bị bồi lấp và cản trở giao thông đường thủy. Ngoài ra, các hệ thống đê thủy lợi dùng để điều tiết dòng nước cho nông nghiệp, tưới tiêu và sinh hoạt có thể ngưng hoạt động do không có nước.
“Tình trạng thiếu nước đang tác động tiêu cực đến ngành vận tải biển và sản xuất nông nghiệp ở Hà Lan. Chúng tôi gọi quê hương mình là vùng đất của nước, nhưng ở đây nước với chúng tôi cũng rất quý giá”, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và quản lý nước Hà Lan Mark Harbers cho biết.
Ông kêu gọi mọi người dân Hà Lan “hãy suy nghĩ cẩn thận về việc sử dụng nước (vốn đang rất khan hiếm hiện nay) để rửa xe hay đổ nước vào bể bơi”.
Hãng tin Reuters ngày 3-8 cho biết, các sà lan trên hạ lưu sông Rhine - tuyến đường thủy quan trọng để vận chuyển than từ cảng Rotterdam (Hà Lan) đến các nhà sản xuất thép và sản xuất điện của Đức - đang hoạt động với công suất chưa đầy một nửa.
Các cơ quan quản lý cấp nước ở các địa phương của Hà Lan đã hạn chế việc nông dân dùng nước để tưới tiêu cho cây trồng. Đây được xem như một đòn giáng mạnh vào nhà xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ.
Theo AFP, Chính phủ Hà Lan vẫn duy trì đủ việc cung cấp nước uống cho người dân và cho biết các biện pháp hạn chế mới với nguồn nước uống này là chưa cần thiết, nhưng có thể sẽ được áp dụng “trong những tuần tới” khi tình trạng hạn hán tăng cao.
Một số hình ảnh về tình trạng hán hạn ở Hà Lan:
Những chiếc sà lan nối theo nhau di chuyển trên mực nước thấp do hạn hán trên sông Rhine ở Lobith, Hà Lan hôm 30-7. Chính phủ Hà Lan cho biết, nước từ các con sông phía đông và phía bắc châu Âu đang chảy qua sông Rhine hiện nay với tốc độ 850m3/s, mức đặc biệt thấp so với năm ngoái - Ảnh: BLOOMBERG
Các nhân viên môi trường ở thủ đô Amsterdam (Hà Lan) đang sử dụng nước để phun lên các cây cầu bắc qua các con kênh của thành phố, nhằm ngăn hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các thanh kim loại có thể ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đường thủy - Ảnh: AP
Những chiếc canô đậu trên mặt bùn do tình trạng hạn hán trong bến cảng ở Beusichem, Hà Lan ngày 3-8 - Ảnh: AP
Hình ảnh dòng nước dưới chân một cây cầu ở Hà Lan đã vơi đi do tình trạng hạn hán nghiêm trọng - Ảnh: PAUDAL
Những chiếc canô đậu hàng loạt trong bến cảng ở Beusichem, Hà Lan. Mực nước ngầm đang ở mức rất thấp ở các con sông phía nam Hà Lan, dẫn đến hiện tượng tảo nở khiến cá chết hàng loạt - Ảnh: AP
Theo AFP, vào tháng 7 năm nay, Hà Lan đã ghi nhận nhiệt độ cao thứ ba trong lịch sử: 39,4 độ C. Với khoảng 1/3 diện tích lãnh thổ nằm dưới mực nước biển, Hà Lan là quốc gia thường xuyên phải hứng chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán...
TTO - Ông Ahmed Aboutaleb, thị trưởng thành phố Rotterdam, Hà Lan, đang có chuyến công tác ở TP.HCM từ ngày 26 đến 28-7. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hà Lan, đặc biệt trong phát triển đô thị bền vững, cảng và hậu cần.
Xem thêm: mth.46220559040802202-ob-cuc-coun-ueiht-ob-neyut-nal-ah-coun-auc-tad-gnuv/nv.ertiout