vĐồng tin tức tài chính 365

Cần có chính sách ‘nhân văn’ hơn cho những người chưa thể cai thuốc lá

2022-08-12 11:44

Trong khi đó, theo một thống kê khác, trong số những người bỏ thuốc lá thành công thì có tới 70% tái nghiện. Nghĩa là thuốc lá khó cai nhưng dễ tái nghiện… Các chuyên gia cho rằng, không thể áp dụng cứng nhắc biện pháp “cai thuốc hay là chết”, mà cần có chính sách nhân văn hơn để hơn 90% người hút thuốc hiện nay có thêm lựa chọn cải thiện sức khỏe.

Không bỏ được thuốc lá: Chuyện không của riêng ai

Ông Đặng Minh Trung (51 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong nhiều năm nay, được bác sĩ chẩn đoán là do ông hút thuốc lá điếu trong thời gian quá dài. Ông Trung cho biết, bắt đầu làm quen với vài điếu thuốc lá từ thời thanh niên, sau vài lần nhìn thấy bạn bè đồng trang lứa “nhả khói”. Dần dà, ông nghiện thuốc lá ngày càng nặng và điếu thuốc trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của ông. Nghiện nicotine chỉ là một phần, ông nghiện nhiều hơn hành động châm lửa đốt điếu thuốc, kẹp giữa các ngón tay, rít và nhả khói, cảm giác giảm được phần nào căng thẳng của cuộc sống. Hiểu rõ thói quen vô cùng độc hại này và mặc dù cố gắng cai thuốc với sự động viên của vợ con, ông cai được vài tuần rồi lại hút tiếp.

Ngày phát bệnh, bác sĩ kiên quyết khuyên ông Trung phải cai thuốc lá hoàn toàn. Thế nhưng, việc bỏ hẳn thói quen hơn 30 năm đối với ông thật sự rất khó. Ông vẫn lén mua và hút thuốc cho đã cơn thèm, mặc dù nhiều lần bị vợ con bắt gặp và “đe dọa” sẽ bỏ mặc nếu tiếp tục hút...

Cần có chính sách ‘nhân văn’ hơn cho những người chưa thể cai thuốc lá ảnh 1

Hút thuốc lá là hành vi khó cai, dễ tái nghiện

Các bác sĩ cho biết, trường hợp như ông Trung khá phổ biến, rất nhiều bệnh nhân dù biết rõ bệnh tình vẫn không thể nào bỏ được thuốc lá. Theo cuộc khảo sát trực tuyến do báo điện tử VietnamPlus thực hiện mới đây trên 2.000 người từ 18 tuổi trở lên, có 95% cho rằng cai nghiện thuốc lá là khó đến rất khó. Bên cạnh đó, 87% hiểu rằng hút thuốc không tốt cho sức khoẻ nhưng mang lại cảm giác hưng phấn, giúp “giảm stress” nên không muốn bỏ.

Chuyển đổi để giảm hại, biện pháp nhân văn nên thực hiện

Trong bối cảnh tỷ lệ cai thuốc lá thành công rất thấp, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần xem xét vai trò giảm tác hại của các sản phẩm thuốc lá không khói như một số loại thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, thuốc lá ngậm snus đã được kiểm định. Các sản phẩm này đang ngày càng được nhìn nhận là giải pháp bổ trợ mang tính khoa học có vai trò quan trọng nhằm đạt mục tiêu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra trong cuộc chiến thuốc lá toàn cầu, bao gồm các biện pháp giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại.

Cần có chính sách ‘nhân văn’ hơn cho những người chưa thể cai thuốc lá ảnh 2

Chuyển đổi thói quen cho người lựa chọn tiếp tục hút thuốc chỉ có thể bắt đầu nếu họ được phép tiếp cận với sản phẩm thay thế giảm tác hại

Tại tọa đàm “Xu hướng tiếp cận giải pháp giảm tác hại thuốc lá tại Việt Nam” do báo điện tử VietnamPlus phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức ngày 5-8 vừa qua, các chuyên gia y tế đầu ngành khẳng định, thuốc lá thế hệ mới không hoàn toàn vô hại, chỉ đạt mức giảm hàm lượng các chất gây hại ở mức khoảng 95%. Điều này cho thấy đây là một biện pháp hiệu quả và nhân văn không nên bỏ qua.

Theo ThS. BS. Đình Phương - Trưởng khoa Nội Tổng quát và Y học Gia đình, Bệnh viện Pháp Việt (FV) nghiên cứu tại Nhật Bản đã chỉ ra, bệnh nhân COPD đang hút thuốc lá điếu khi chuyển qua thuốc lá làm nóng thì tỷ lệ nhập viện giảm đi một cách ngoạn mục, đồng thời các biến chứng cũng giảm đi đáng kể. Tương tự, với bệnh nhân tim mạch đã chuyển đổi từ thuốc lá đốt cháy sang các sản phẩm giảm tác hại, ThS. BS. Lê Đình Phương nhấn mạnh, những thay đổi này đã được chứng minh thực tế, chứ không phải chỉ trong phòng thí nghiệm.

TS.BS. Đào Văn Tú - Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương đã dẫn chứng nghiên cứu của FDA Hoa Kỳ cho thấy, khi sử dụng thuốc lá làm nóng thì có thể giảm khoảng từ 80% đến 98% các chất độc chính trong thuốc lá điếu thông thường, bao gồm 5 nhóm chất độc chính là acrolein, BP, formaldehyde, NNN và NNK.

Đồng quan điểm với hai chuyên gia nói trên, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM cho rằng, nếu trung bình 10% bệnh nhân COPD cai thuốc lá thành công, thì còn khoảng 3,5 triệu bệnh nhân COPD vẫn còn hút thuốc lá điếu, gây ra tác hại rất nghiêm trọng, vừa tàn phá phổi vừa gây tắc nghẽn nặng hơn.

Nếu sản phẩm thuốc lá làm nóng có thể giảm tác hại mà chúng ta không có để tư vấn cho bệnh nhân thì đó là lỗi của người thầy thuốc”, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc chia sẻ.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc cho rằng, biện pháp nhân văn là cần có lộ trình để những người này chuyển dần sang những sản phẩm thay thế giảm tác hại hơn. “Nếu sản phẩm thuốc lá làm nóng có thể giảm tác hại mà chúng ta không có để tư vấn cho bệnh nhân thì đó là lỗi của người thầy thuốc”, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc chia sẻ.

Theo thống kê năm 2020 của Ngân hàng Mỹ, Việt Nam nằm trong top 9 thị trường tiêu thụ thuốc lá lớn nhất toàn cầu.

Việc Việt Nam “xuống hạng” nhảy vọt từ top 15 lên top 9 trong vấn đề tiêu thụ thuốc lá chỉ sau vài năm cần được nhìn nhận là tình trạng đáng báo động và việc hút thuốc lá chưa bao giờ giảm. Vì vậy, việc sớm đưa các sản phẩm giảm tác hại thuốc lá vào thực tế, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi chính đáng của người hút thuốc không chỉ cần thiết ở góc độ quản lý nhà nước, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm: lmth.175396tsop-al-couht-iac-eht-auhc-iougn-gnuhn-ohc-noh-nav-nahn-hcas-hnihc-oc-nac/nv.olp

“Cần có chính sách ‘nhân văn’ hơn cho những người chưa thể cai thuốc lá”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools