Nhân viên nam của Sở Văn hóa - thể thao Thừa Thiên Huế mặc áo dài ngũ thân ngày thứ 2 đầu tiên của tháng - Ảnh: THANH HẢI
Quanh câu chuyện cộng đồng mạng bàn luận quanh bộ áo dài, khăn xếp của một vị đại sứ Việt Nam mặc trong buổi lễ trình quốc thư mới đây, theo ông Phan Thanh Hải, Nhà nước cần có sự công nhận chính thức và có những quy định rõ ràng trong việc quy định lễ phục nam giới.
Theo ông Hải, thời gian và những biến động lịch sử khiến thân phận chiếc áo dài Việt mong manh, nhiều lúc bị vùi lấp, chà đạp, bị hiểu sai một cách méo mó. Nếu chiếc áo dài nữ may mắn được nhìn nhận và phục hưng một cách ngoạn mục, thậm chí trở thành biểu tượng về vẻ đẹp trang phục của người phụ nữ Việt Nam, được Nhà nước quy định thành lễ phục, thì chiếc áo dài nam lại kém may mắn hơn nhiều.
Cho đến nay, trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam, áo dài nam vẫn bị gán ghép, đánh đồng với những gì được xem là cổ hủ, lạc hậu.
"Rất may là trong vài năm trở lại đây, áo dài nam đã từng bước được giải oan và được đối xử bình đẳng hơn dù chưa thể bằng áo dài nữ. Phong trào nghiên cứu, phục hồi chiếc áo dài truyền thống, đặc biệt là áo ngũ thân, bao gồm cả áo dài nam và nữ, đưa di sản này vào cuộc sống đương đại đã được đông đảo giới trẻ đón nhận nồng nhiệt", ông Hải nói.
Vào tháng 10-2020, Sở Văn hóa - thể thao Thừa Thiên Huế là đơn vị đầu tiên trong cả nước quy định việc nam cán bộ, công chức của sở mang áo dài truyền thống vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng. Việc mang áo dài này duy trì cho đến ngày hôm nay và nhận được sự ủng hộ rất lớn của dư luận.
Nhiều lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng mặc áo dài trong các buổi tiếp, làm việc với lãnh đạo nước ngoài thay vì bộ âu phục.
Theo ông Phan Thanh Hải, mỗi nhân viên của sở được đo may áo dài theo đúng phom dáng của từng người. Mỗi nhân viên nam được may 3 bộ áo dài ngũ thân và nhân viên nữ được may 5 bộ (trong đó có 2 bộ áo dài truyền thống và 3 bộ ngũ thân).
"Dù là áo dài nam nay nữ thì chỉ cần đúng chuẩn mực, vừa vặn, không hở hang thái quá thì sẽ đẹp khi mặc lên người", ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, Quốc phục phải là trang phục truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, chứ không phải là một sáng tạo mới. Điều quan trọng là Nhà nước ta cần công nhận chính thức và có những quy định rõ ràng, tương tự như quy định về lễ phục hiện nay.
TTO - Sau những bàn luận của cộng đồng mạng quanh bộ áo dài, khăn xếp của một vị đại sứ Việt Nam mặc trong buổi lễ trình quốc thư mới đây, một lần nữa vấn đề lễ phục cho nam giới lại được bàn luận.
Xem thêm: mth.86310117161802202-ped-es-iht-nav-auv-cum-nauhc-os-gnoc-ion-man-iad-oa-cam/nv.ertiout