vĐồng tin tức tài chính 365

Điều tiết nguồn thu từ đất giữa trung ương và địa phương

2022-08-17 03:08

Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất, nhà đầu tư và có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương. Đó là một trong những định hướng lớn được Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương đặt ra, trong bối cảnh nguồn thu từ đất đang bị không ít địa phương sử dụng lãng phí và phát sinh không ít hệ lụy.

Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, 100% các khoản thu từ đất gồm thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được để lại ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển.

Chính vì vậy, để có số thu cao, nhiều địa phương chỉ tập trung mọi nguồn lực xã hội vào quy hoạch, xây dựng hạ tầng để bán đất mà không phát triển các nguồn thu ngân sách khác.

Điều tiết nguồn thu từ đất giữa trung ương và địa phương - Ảnh 1.

Nguồn thu từ đất đang bị không ít địa phương sử dụng lãng phí và phát sinh không ít hệ lụy. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Hậu quả đã tạo ra những khu đô thị bỏ hoang nhiều năm, đất công bị bán rẻ không chỉ gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước, mà còn phát sinh nhiều tiêu cực.

"Định hướng vào nguồn thu chứ không định hướng vào phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội khác, nghĩa là phát triển không bền vững. Ở nhiệm kỳ này xem có mảnh đất nào ngon lành để giải quyết, thu tiền", ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, cho hay.

Từ chủ trương của Đảng đến Hiến pháp và Luật Đất đai đều quy định đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tuy nhiên thực tế trong nhiều năm qua, một số địa phương được hưởng lợi lớn từ các công trình do trung ương đầu tư như đường cao tốc, sân bay, bến cảng, dẫn đến giá trị đất đai tăng cao. Trong khi đó, ngân sách trung ương không được hưởng nguồn thu này, còn nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa do giá đất rất thấp nên không có nguồn lực cho đầu tư phát triển.

"Để lại toàn bộ cho địa phương thì lại có những bất hợp lý vì các địa phương có thể chỉ quan tâm đến khai thác nguồn thu từ đất, tìm cách đấu thầu đất để tạo nguồn lực", ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đánh giá.

"Tỷ lệ được điều tiết thế nào, Bộ Tài chính sẽ bàn với các tỉnh, lấy ý kiến của các bộ, ngành và lấy ý kiến rộng rãi, sau đó sẽ tham mưu cho Chính phủ, Chính phủ sẽ tham mưu cho Bộ Chính trị và Quốc hội để đưa ra quy định này. Điều đó có nghĩa là sẽ sửa lại Luật Ngân sách", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết.

Việc này nếu được thực hiện thì cơ cấu nguồn thu của cả trung ương và địa phương đều thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi này chắc chắn sẽ mang tính tích cực đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Nghị quyết 18: “Điểm tựa” sửa đổi Luật Đất đaiNghị quyết 18: “Điểm tựa” sửa đổi Luật Đất đai

VTV.vn - Nghị quyết 18 của Trung ương tiếp tục khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.50532701261802202-gnouhp-aid-av-gnou-gnurt-auig-tad-ut-uht-nougn-teit-ueid/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điều tiết nguồn thu từ đất giữa trung ương và địa phương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools