Ông Chetan Ahya - nhà kinh tế trưởng về châu Á tại Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho rằng, tỷ lệ lạm phát trung bình của châu Á đạt đỉnh ở mức 5,5%. Hiện lạm phát đã giảm 0,5 điểm phần trăm so với mức đỉnh.
Con số này cũng thấp hơn so với lạm phát của Mỹ, hiện ở mức 9% và lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đang ở mức khoảng 8,5 - 9%.
Ông Ahya cho biết có rất ít dấu hiệu cho thấy nhu cầu quá nóng ở châu Á, đặc biệt là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn dưới mức trước đại dịch COVID-19 đối với hầu hết các quốc gia.
Đại diện của Morgan Stanley cho rằng, đà hồi phục của phần lớn kinh tế tại châu Á đang ở giai đoạn giữa chu kỳ và các ngân hàng trung ương sẽ không phải nâng lãi suất để kìm hãm đà tăng trưởng.
Giữa lúc chuỗi cung ứng cải thiện và hàng tồn kho cao, Morgan Stanley kỳ vọng nhu cầu hàng hóa sẽ giảm trong vài tháng tới. Bên cạnh đó, thị trường lao động ở châu Á không bị thiếu nguồn cung như Mỹ và điều này góp phần kìm hãm áp lực lạm phát tiền lương.
“Nhu cầu hàng hóa đã tăng mạnh do đại dịch ở Mỹ và gây ra sự mất cân bằng cung cầu. Nhưng giờ đây, tất cả đã được chữa lành”, ông Chetan Ahya cho biết.
Mặc dù bức tranh lạm phát của châu Á có vẻ tương đối trong tầm kiểm soát, song ngân hàng Phố Wall này cho biết triển vọng xuất khẩu vẫn còn yếu.
VTV.vn - Với chỉ số lạm phát CPI tháng 7 hạ nhiệt hơn so với tháng 6, có vẻ tình hình lạm phát tại Mỹ đã sáng sủa hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.13354315071802202-hnid-tad-ad-a-uahc-o-tahp-mal-yelnats-nagrom/et-hnik/nv.vtv