Ông Tim Page là nhiếp ảnh gia rất nổi tiếng đưa tin về chiến tranh Việt Nam - Ảnh: AP
Báo New York Times dẫn lời bà Marianne Harris, bạn đời của ông Tim Page, cho biết ông qua đời vì bệnh ung thư gan.
Tim Page được cho là nhiếp ảnh gia người Anh có tinh thần tự do và gan dạ, là một trong những nhân vật sống động nhất trong số các nhiếp ảnh gia tại Việt Nam có những hình ảnh giúp định hình diễn biến cuộc chiến.
Tim Page sinh ra tại Kent, Vương quốc Anh vào ngày 25-5-1944, là con trai của một thủy thủ người Anh đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai. Ông được nhận làm con nuôi và không hề biết mẹ ruột của mình.
Năm 17 tuổi, Tim Page rời nước Anh để tìm kiếm cuộc phiêu lưu, để lại một bức thư có nội dung: "Cha mẹ thân mến, con đang rời nhà đến châu Âu hoặc có lẽ là hải quân và sau đó là thế giới. Không biết con sẽ đi trong bao lâu".
Ông vượt xa châu Âu, sang Trung Đông, Ấn Độ, Nepal và kết thúc hành trình ở Lào khi cuộc chiến Đông Dương mới bắt đầu. Ông đến Việt Nam vào năm 1965 ở tuổi 20 và dành phần lớn thời gian đưa tin về chiến tranh Việt Nam cho các tạp chí và hãng tin như Time and Life, UPI, Paris Match hay AP.
Tim Page thường xuyên trở lại Việt Nam sau chiến tranh để chụp ảnh các nạn nhân của chất độc da cam, một chất khai quang gây ung thư do quân đội Mỹ rải trong chiến tranh.
Vào đầu những năm 1980, sau khi trở lại Việt Nam lần đầu tiên sau hơn 10 năm, ông Page quyết định thành lập một đài tưởng niệm để vinh danh những nhà báo đã hy sinh ở Đông Nam Á.
Thông qua Tim Page, hình ảnh Việt Nam xuất hiện trên các ấn phẩm trên khắp thế giới trong những năm 1960. Ông bị thương nặng 4 lần, lần nặng nhất là khi một mảnh đạn găm vào đầu, khiến ông phải mất nhiều tháng để hồi phục.
Ông cũng là hình mẫu cho nhân vật nhiếp ảnh gia liều lĩnh trong phim về chiến tranh Việt Nam tên Apocalypse Now, do diễn viên Dennis Hopper thủ vai.
"Tôi đã nghe nói về ông ấy ngay cả trước khi tôi đến Việt Nam", nhà báo Michael Herr viết trong cuốn Dispatches xuất bản năm 1977.
Trong cuốn sách The Vietnam War: An Eyewitness History, tác giả Sanford Wexler viết về Tim Page như sau: "Page được biết đến như một nhiếp ảnh gia có thể đi bất cứ đâu, bằng bất cứ phương tiện nào, chụp nhanh trong bất kỳ điều kiện nào".
Trực thăng sơ tán binh sĩ bị thương ở khu Tam giác sắt, tây bắc Sài Gòn, tháng 9-1965 - Ảnh: TIM PAGE
Tim Page đã xuất bản hàng chục cuốn sách, trong đó có 2 cuốn hồi ký. Đáng chú ý nhất là cuốn Requiem, là một bộ sưu tập các bức ảnh của các nhiếp ảnh gia ở mọi phe, những người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh khác nhau ở Đông Dương.
Cuốn Requiem được phát hành vào năm 1997 với đồng tác giả là nhiếp ảnh gia Horst Faas - nhiếp ảnh gia từng đoạt giải Pulitzer. Ông Tim Page xem đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất của mình.
Các bức ảnh từ cuốn Requiem đã được trưng bày tại các viện bảo tàng ở Mỹ, châu Âu và Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ông Page giảng dạy tại Đại học Griffith của Úc và thường dẫn dắt các cuộc hội thảo về nhiếp ảnh ở Đông Nam Á. Kho lưu trữ của ông có ít nhất 750.000 hình ảnh mà ông đã chụp trong nhiều năm, bao gồm cả ở Việt Nam và trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, Balkan và Afghanistan.
TTO - 'Vườn ký ức chiến tranh' là khu vườn đặc biệt với hàng chục loại vỏ bom đạn sót lại từ thời chiến mà cựu binh hải quân Trần Văn Quận đã dày công tạo nên giữa quê nhà ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình).
Xem thêm: mth.34825920242802202-iod-auq-man-teiv-hnart-neihc-ev-aig-hna-peihn-egap-mit/nv.ertiout