vĐồng tin tức tài chính 365

Xác nhận cư trú online: Khổ vì không có tờ khai mẫu, hệ thống liên tục báo lỗi...

2023-08-04 11:09
Người dân hỏi thủ tục đăng ký thông tin tạm trú tại công an một phường ở Hà Nội - Ảnh: PHẠM TUẤN

Người dân hỏi thủ tục đăng ký thông tin tạm trú tại công an một phường ở Hà Nội - Ảnh: PHẠM TUẤN

Tuy nhiên, với cách làm online như hiện nay, nhiều người đang gặp phải phiền hà rất lớn khi cần xác nhận cư trú và mong muốn sớm có cách giải quyết để tiện lợi hơn.

Vừa trực tuyến vừa trực tiếp

Mới đây, chị T.C. (tạm trú phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM) ra Công an phường Phú Thuận để đăng ký tạm trú sau khi thuê căn hộ tại địa phương. Công an phường hướng dẫn chị khai tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01), đồng thời đề nghị chị lên cổng dịch vụ công để nộp online. 

Sau đó khi kiểm tra hồ sơ thì cổng dịch vụ công thông báo chị T.C. khai sai thông tin chủ hộ. Chị T.C. chạy ra công an phường để nhờ hướng dẫn thì cán bộ công an phát hiện chị khai sai thông tin chủ hộ trên tờ khai CT01 và hướng dẫn chị khai lại rồi thực hiện lại việc nộp online.

Theo chị T.C., nếu so với trước đây, khi chuẩn bị đủ hồ sơ, người dân chỉ cần ra công an phường khai thêm tờ khai CT01 là có thể nộp trực tiếp cho công an, nay nộp online xong thêm công đoạn ra công an hỏi kết quả. 

"Chưa kể dung lượng file đính kèm trên cổng dịch vụ công chỉ cho tối đa 15MB, trong khi dù nén hồ sơ rồi cũng đã 15MB hoặc thậm chí nhiều hơn, khiến việc tải lên cổng dịch vụ công không hề dễ dàng", chị T.C. nói.

Tương tự, theo anh Đ.N. (một bạn đọc báo Tuổi Trẻ), hiện việc thực hiện thủ tục chưa online hoàn toàn nên người dân nộp hồ sơ vẫn trực tiếp đến công an phường. 

"Chưa kể khi nộp hồ sơ trên điện thoại thông minh rất bất tiện vì chữ nhỏ, việc tải hình chụp, văn bản hồ sơ lên cũng không thuận tiện. Lỡ khai sai thì phải làm đi làm lại" - anh N. chia sẻ.

Tại Hà Nội, chị Kiều Trang lên trụ sở Công an phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) để đăng ký tạm trú sau khi vừa thuê được một căn hộ tại đây. Sau khi đăng ký online, đến bước tải ảnh chụp hợp đồng thuê nhà lên hệ thống thì máy liên tục báo lỗi khiến chị phải thao tác lại nhiều lần mới có thể hoàn thành thủ tục.

Công an TP.HCM cấp căn cước công dân gắn chip và tài khoản định danh điện tử cho người dân, là cơ sở để người dân có thể thực hiện trực tuyến các thủ tục liên quan. Trong ảnh: người dân làm căn cước công dân tại Công an quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Công an TP.HCM cấp căn cước công dân gắn chip và tài khoản định danh điện tử cho người dân, là cơ sở để người dân có thể thực hiện trực tuyến các thủ tục liên quan. Trong ảnh: người dân làm căn cước công dân tại Công an quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Nộp online sai, cần thêm hướng dẫn cụ thể

Về chuyện lỡ khai sai, người dân cũng phản ảnh khi cần sửa không biết hỏi ai hoặc điều chỉnh, sửa chữa ngay trên cổng dịch vụ công rồi cuối cùng vẫn phải đến công an để hỏi thêm khi hồ sơ bị cổng dịch vụ công từ chối.

Điển hình như chị P.U. (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) từ ngày 24-5 đến nay đã năm lần khai hồ sơ để đăng ký tạm trú online và gặp nhiều lỗi sai như "sai thông tin người khai", "sai thông tin chủ hộ", "khai báo trùng lặp", "đăng ký lập hộ bị sai". Cứ mỗi lần như vậy chị P.U. lại chạy ra công an phường hỏi thêm. "Mỗi lần nhận phản hồi sai đều khá chung chung nên tôi mới chạy đi gặp công an để hỏi và khai lại từ đầu, nhập lại hết thông tin, ảnh chụp liên quan" - chị U. nói.

Hoặc như chị P.T.D. (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) thì gặp trường hợp số điện thoại không khớp với thông tin thuê bao nhà mạng di động. Chị T.L. (ngụ TP Thủ Đức) gặp trường hợp đăng ký thuê bao với số CMND cũ (9 số) nên không khớp với thông tin số căn cước hiện tại. Chị T.L. được cán bộ công an hướng dẫn gọi điện cho nhà mạng hoặc lên trang web của nhà mạng để cập nhật lại số căn cước rồi sẽ đăng ký được tài khoản.

Anh V.Đ. (đang thuê nhà ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng cho hay đã phải mất ba lần và nhờ công an phường hướng dẫn mới có thể khai đúng được nội dung liên quan thủ tục tạm trú. Trong đó lần đầu khai sai nội dung tạm trú hộ mới, lần thứ hai khai sai địa chỉ nơi tạm trú. Đến lần thứ ba sau khi có công an phường trực tiếp hướng dẫn, anh mới khai đúng được nội dung để làm thủ tục.

"Tại công an phường không có mẫu khai nào được in sẵn ra, treo lên hướng dẫn cho người dân tham khảo để về khai. Đồng thời không có hướng dẫn trực quan nên thú thực với những người trẻ như chúng tôi cũng khó có thể khai đúng chứ chưa nói các cụ có tuổi, không thạo dùng Internet", anh Đ. chia sẻ.

Nói về việc này, luật sư Cao Thị Thanh Tâm, Đoàn luật sư TP.HCM, nhìn nhận hiện người dân khai tờ khai CT01 và một số mục nội dung trên cổng dịch vụ công vẫn còn bị sai do không phải ai hiểu cũng quy định, rành cách khai. Vì vậy rất cần công an các phường có các tờ khai mẫu hướng dẫn và các hướng dẫn tỉ mỉ, trực quan bằng clip, hình ảnh... 

Đồng thời rất cần cơ quan công an tổ chức các buổi hướng dẫn cho người dân đến từng chung cư, khu phố... Ngoài ra công an cần có phương án tổ chức cho lực lượng tình nguyện viên là sinh viên các trường cảnh sát, Học viện Hành chính quốc gia... đến cơ sở hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục trong giai đoạn bước đầu này.

Người dân ở quận Gò Vấp, TP.HCM đăng ký thông tin tạm trú trên cổng dịch vụ công quốc gia - Ảnh: P.QUYÊN

Người dân ở quận Gò Vấp, TP.HCM đăng ký thông tin tạm trú trên cổng dịch vụ công quốc gia - Ảnh: P.QUYÊN

Cần tạo điều kiện thuận lợi, thủ tục đơn giản nhất

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ công an phường ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết hiện nhiều người dân đăng ký thường trú, tạm trú trực tuyến nhưng vì quá nhiều bước nên dân không thể nắm bắt hết. Vì vậy vẫn phải lên phường để nhờ cán bộ hướng dẫn. 

Ngoài ra bên cạnh trang web dichvucong.dancuquocgia.gov.vn là cổng chính xác để người dân nộp hồ sơ, lại còn thêm cổng dichvucong.bocongan.gov.vn cũng có giao diện tương tự khiến nhiều người dân nhầm lẫn, vì cổng này không thể nộp được hồ sơ.

Thêm một vướng mắc nữa là hiện nay không thu lệ phí khi nộp hồ sơ đăng ký thường trú, tạm trú trên dịch vụ công nên nhiều khi công an phường phải tự ứng tiền để nộp biên lai.

Một lãnh đạo Công an phường Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) cho biết thêm thời gian đầu áp dụng việc nộp hồ sơ đăng ký thường trú, tạm trú trực tuyến thì người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay "cơ bản đã thực hiện tốt". Tuy nhiên có một bất tiện là người dân còn phải lên phường để lấy kết quả.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) nhận định liên quan việc người dân phản ảnh gặp khó khăn khi khai báo làm thủ tục đăng ký tạm trú hay thường trú trực tuyến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong đó có thể do người dân, nhất là người có tuổi, sử dụng không thông thạo hệ thống, thiết bị nên khai báo bị sai các nội dung về tên, chủ hộ, địa chỉ... 

Thêm vào đó có thể do người thực hiện khai báo vào thời điểm đông người truy cập hệ thống cổng dịch vụ công quốc gia dẫn đến hệ thống bị lỗi, trục trặc. Chưa kể còn nguyên nhân từ hệ thống máy móc của người dân hoặc nơi khai cũ, đường truyền mạng Internet yếu, không đảm bảo chất lượng... 

Vị này cho rằng việc xác định nguyên nhân ở mỗi trường hợp là khác nhau. Do vậy phải căn cứ vào từng trường hợp để có biện pháp xử lý, hướng dẫn cụ thể.

Vị này nêu rõ việc nắm bắt thêm các vấn đề được người dân phản ảnh để có giải đáp, thông tin kịp thời. Đồng thời khẳng định rõ quan điểm của Bộ Công an và C06 trong xây dựng hệ thống, cần tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản thủ tục nhất cho người dân thực hiện các thủ tục liên quan vấn đề dân cư, cư trú...

Hà Nội: Đã bớt nhiều thủ tục cần xác nhận cư trú

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đến thời điểm hiện tại việc xin giấy xác nhận thông tin về cư trú ở Hà Nội đã dễ dàng hơn rất nhiều. Đồng thời không còn hiện tượng các đơn vị, cơ quan nhà nước, trường học yêu cầu người dân phải trình giấy xác nhận thông tin về cư trú như trước đây.

Từ tháng 3-2023, ứng dụng VNeID đã cập nhật phiên bản 2.0.7, tích hợp tính năng "Thông tin cư trú" (xác nhận thông tin về cư trú hộ gia đình) có sẵn thông tin trên ứng dụng, không cần gửi yêu cầu.

Tuy nhiên, theo một số người dân, khi xin vào làm việc tại một số công ty hay làm visa đi một số nước vẫn bị yêu cầu phải có giấy xác nhận thông tin cư trú để thay cho hộ khẩu giấy trước đây.

Đại diện Phòng kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng UBND TP Hà Nội cho hay ngoài các trường hợp này, trong trường hợp người dân đến làm các thủ tục hành chính, nếu kiểm tra qua hệ thống thông tin về cư trú không có thông tin hay thông tin không trùng khớp, có thể đề nghị người dân xin xác nhận thông tin về cư trú. Tuy nhiên trường hợp này rất ít.

Cần hoàn thiện thủ tục và hỗ trợ để người dân làm quen

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thiện Trí, Đại học Luật TP.HCM, cho rằng theo các quy định hiện hành thì người dân có thể làm thủ tục cư trú theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Như vậy có thể hiểu việc ngành công an đang hướng người dân thực hiện các thủ tục thông qua hình thức trực tuyến là giải pháp phù hợp để hướng người dân, xã hội vận hành dần theo các hình thức quản lý hiện đại, phù hợp.

Tuy nhiên rõ ràng vẫn còn tình trạng người dân không rành về khai các giấy tờ, thủ tục. Về phía cổng dịch vụ công thì vẫn còn các tồn tại như dữ liệu chưa đồng bộ, liên thông, đường truyền...

Vì vậy ngành công an cần phải đi trước một mặt hoàn thiện hệ thống dữ liệu, thủ tục trực tuyến sao cho thông suốt, thuận tiện. Mặt khác phải thực hiện kiên trì các giải pháp hỗ trợ, hướng người dân dần thích nghi với thủ tục trực tuyến.

Làm online nhưng "chạy lên công an phường cho chắc"

Công an phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng hướng dẫn người dân đăng ký lưu trú online chiều 3-8 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Công an phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng hướng dẫn người dân đăng ký lưu trú online chiều 3-8 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Theo ghi nhận, tại nhiều công an phường ở Đà Nẵng vẫn chấp nhập đăng ký lưu trú bằng cả hai hình thức làm trực tiếp hoặc làm trực tuyến. Tuy nhiên theo ghi nhận vẫn có lượng lớn người dân mang tâm lý "chạy lên công an phường cho chắc".

Chị Lê Thị Tuyết (quận Hải Châu), đến trụ sở công an phường làm thủ tục này, chia sẻ: "Nhà tôi ở gần công an phường nên chạy lên đây để các anh công an hướng dẫn tôi làm trực tuyến, tập làm quen với các dịch vụ công để sau này có thể làm ở nhà" - chị Tuyết nói.

Theo thượng tá Võ Hoàng Trung, trưởng Phòng cảnh sát quản lý hành chính Công an Đà Nẵng, còn những khó khăn như tốc độ đường truyền của cổng dịch vụ công còn chậm, giao diện phần mềm chưa thân thiện nên người dân khó làm quen nên có tâm lý chạy lên công an xã, phường để được hướng dẫn điền cho nhanh.

Để tăng tỉ lệ người dân làm dịch vụ đăng ký lưu trú trực tuyến, tại nhiều phường, lực lượng công an trong quá trình hỗ trợ người dân đăng ký định danh điện tử mức 2, có lồng ghép phát tờ rơi hướng dẫn thực hiện.

Thiếu tá Trần Anh Dũng, trưởng Công an phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, cho biết hiện nay người dân mới làm quen với việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, trong đó có đăng ký lưu trú, nên việc này rất tốn thời gian. Tuy vậy, quan điểm chung là khuyến khích, hướng dẫn người dân tiến tới 100% làm thủ tục đăng ký lưu trú online.

"Vì vậy khi gặp người chưa rành khai báo, mình phải bỏ công sức ra gấp nhiều lần so với làm trực tiếp. Thậm chí không phải hướng dẫn mà cầm tay chỉ việc rất cụ thể, cốt là để những thủ tục lần sau người dân biết đường mà ngồi nhà làm online" - ông Dũng cho biết.

Công an Đà Nẵng cho biết tỉ lệ hồ sơ đăng ký lưu trú đạt gần 100% thực hiện trực tuyến do Đà Nẵng có lượng nhà nghỉ, khách sạn rất lớn. Các khách sạn đã quen thuộc với sự thuận tiện của việc đăng ký lưu trú qua mạng nên 100% đều sử dụng dịch vụ trên mạng.

Còn thiếu liên thông dữ liệu

Chiều 3-8, phản hồi việc người dân gặp khó khi xác nhận cư trú online, thượng tá Lê Mạnh Hà - phó Phòng tham mưu Công an TP.HCM - cho rằng qua khảo sát Công an TP ghi nhận một số khó khăn dẫn đến một số người dân chưa thực sự hài lòng.

Theo đó, hiện tại TP.HCM chưa triển khai xong dịch vụ chứng thực văn bản điện tử từ bản chính và chưa liên thông dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu về đất đai, môi trường. Do đó công an gặp khó khăn trong việc đối sánh, xác định giá trị pháp lý của giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở...) do người dân chỉ chụp hình gửi qua cổng dịch vụ công.

Không chỉ vậy, cơ sở vật chất thực hiện dịch vụ công trực tuyến (năng lực truy cập của phần mềm; đường truyền, hệ thống máy tính...) chưa hoàn thiện, đầy đủ và hoạt động ổn định nên có thời điểm việc thao tác gặp khó khăn. Vì vậy Công an TP đang chủ động tiến hành số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công an.

Chủ tịch UBND TP.HCM: Tuyệt đối không yêu cầu xuất trình giấy xác nhận cư trúChủ tịch UBND TP.HCM: Tuyệt đối không yêu cầu xuất trình giấy xác nhận cư trú

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính các cấp bắt buộc phải sử dụng các phương thức khai thác thông tin về cư trú.

Xem thêm: mth.91750258040803202-iol-oab-cut-neil-gnoht-eh-uam-iahk-ot-oc-gnohk-iv-ohk-enilno-urt-uc-nahn-cax/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xác nhận cư trú online: Khổ vì không có tờ khai mẫu, hệ thống liên tục báo lỗi...”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools