vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Mỹ bỏ 450 triệu USD để dỡ bỏ 4 con đập trên dòng sông là “quê nhà” của cá hồi?

2023-08-05 08:07

 

Đập thủy điện được coi là một trong những kỳ quan kỹ thuật ấn tượng nhất thế giới. Mặc dù thủy điện được coi là sạch nhưng các đập vẫn không thực sự thân thiện với môi trường.

Riêng ở nước Mỹ đã có tới hơn 90.000 đập sản xuất điển, kiểm soát lũ lụt, đồng thời làm nhiệm vụ cung cấp nước cho các cộng đồng xung quanh. Đặc biệt, chỉ trên một dòng sông đã có tới 4 con đập bắc qua. Đó là 4 con đập nằm dọc theo sông Klamath (dòng sông nổi tiếng từng là quê nhà của loài cá hồi lớn thứ ba ở Mỹ), chảy qua ranh giới của bang Oregon – California của Mỹ.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, những con đập này lại có một vấn đề lớn. Đó là chúng không tốt cho cá hay chất lượng nước của sông. Sau hơn một thập kỷ tranh luận về tiền, hệ sinh thái và đặc biệt là cá hồi, các nhà chức trách đã kêu gọi thực hiện một hành động quyết liệt. Đó chính là tiến hành phá hủy hay dỡ bỏ cả 4 con đập này trên sông Klamath.

Ông David Coffman, giám đốc điều hành của công ty Resource Environmental Solutions, cho biết: "Đây sẽ là dự án phục hồi sông và phá hủy đập lớn nhất từng được thực hiện".

Vì sao Mỹ bỏ 450 triệu USD để dỡ bỏ 4 con đập trên dòng sông là “quê nhà” của cá hồi? - Ảnh 1.

Cận cảnh đập thủy điện Iron Gate bắc qua sông Klamath ở California. Ảnh: Triplicate

Trên thực tế, sông Klamath nổi tiếng với phong cảnh và nhiều sinh vật hoang dã ấn tượng. Với chiều dài hơn 400 km, con sông này chảy qua các vùng của bang Oregon và bang California, chảy vào lưu vực có diện tích tới 31.000 km2. Hơn nữa, Klamath từng là nơi sinh sống của quần thể cá hồi lớn thứ ba ở Bờ Tây nước Mỹ, đồng thời cung cấp nguồn tài nguyên sống còn cho các cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, thực tế này đã thay đổi kể từ khi các đập thủy điện được xây dựng từ đầu những năm 1900. Cụ thể, khoảng năm 1895 – 1915, những đột phá trong thiết kế thủy điện dẫn tới việc xây dựng hàng loạt đập và nhà máy điện mới, giống như các công trình ở Klamath.

Vì sao phải dỡ bỏ 4 con đập trên cùng một dòng sông?

Vì sao Mỹ bỏ 450 triệu USD để dỡ bỏ 4 con đập trên dòng sông là “quê nhà” của cá hồi? - Ảnh 2.

Sông Klamath từng là "quê nhà" của loài cá hồi lớn thứ ba ở Mỹ. Ảnh: Getty Images

Ngày nay, các đập thủy điện này sản xuất đủ điện để cung cấp cho 70.000 gia đình ở mức tối đa, mặc dù chúng thường không hoạt động hết công suất vì mực nước thấp và những vấn đề khác. Tương tự như hầu hết các dự án hạ tầng lớn khác, việc xây dựng các con đập luôn có sự đánh đổi.

Các đập thủy điện giúp ngăn nguy cơ lũ lụt, mang lại doanh thu thuế, và tạo ra không gian tuyệt vời để thư giãn. Nhưng chúng cũng ngăn cản các loài cá tiếp cận khu vực sinh sản ở thượng nguồn. Chính vì điều này khiến quần thể cá hồi giảm xuống còn dưới 10% so với ban đầu.

Thế nhưng đây không phải là tác động duy nhất của các con đập. Bởi trong những tháng ấm hơn, nước ở khu vực có đập thủy điện thường xuyên gặp hiện tượng tảo lục lam độc hại phát triển bùng nổ. Hiện tượng này xảy ra khi nước giàu dinh dưỡng bị mắc kẹt ở trong những hồ nước nông. Khi phát triển với số lượng đủ lớn, loại tảo này sẽ có hại cho sức khỏe con người.

Vì sao Mỹ bỏ 450 triệu USD để dỡ bỏ 4 con đập trên dòng sông là “quê nhà” của cá hồi? - Ảnh 3.

Sông Klamath có tới 4 con đập bắc qua. Ảnh: AP

Các nhà bảo vệ môi trường và các bộ lạc địa phương từ lâu đã cố gắng để tìm ra giải pháp. Trong khi đó, một số chủ sở hữu lại lo lắng rằng việc dỡ bỏ các con đập sẽ khiến họ mất tiền thuế và mất giá trị tài sản.

Cuối cùng, theo nhà cung cấp PacifiCorp cho biết, việc dỡ bỏ các con đập sẽ ít tốn kém hơn so với những giải pháp như xây dựng cầu thang cho cá và lượng điện do đập thủy điện sản xuất cũng có thể dễ dàng được thay thế.

Đến năm 2022, Ủy ban Điều phối Năng lượng Liên bang Mỹ đã chính thức chấp thuận dự án dỡ bỏ 4 con đập lớn trị giá 450 triệu USD, bao gồm đập Copco 1 và 2, đập JC Boyle và đập Iron Gate.

Theo các chuyên gia, chưa có hệ thống đập nào với quy mô lớn như vậy từng bị dỡ bỏ. Đương nhiên, dự án này cũng đòi hỏi phải lên kế hoạch cũng như tiến hành thi công thật tỉ mỉ để không mắc sai lầm. Dự án sẽ rất tốn kém về lâu dài. Bởi tính cả chi phí vận hành, người ta cần tới khoảng 20 triệu USD mỗi năm nhằm duy trì các đập và giải quyết tác động đến chất lượng nước trong tình trạng hiện tại.

Chính vì vậy, việc phá đập giúp tiết kiệm về lâu dài.

Dỡ bỏ các đập thủy điện như thế nào?

Vì sao Mỹ bỏ 450 triệu USD để dỡ bỏ 4 con đập trên dòng sông là “quê nhà” của cá hồi? - Ảnh 4.

Hình ảnh minh họa phá dỡ đập Iron Gate. Ảnh: Klamath River Renewal Corporation

Các chuyên gia cho biết, có hai phương pháp để phá đập, bao gồm tức thời và theo giai đoạn. Thứ nhất, phá đập tức thời sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, tức là mất khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Theo đó, các chuyên gia sẽ rút nước hồ chứa. Quá trình này bao gồm việc xả nước và trầm tích tích tụ ở phía sau các con đập xuống hạ nguồn.

Hầu hết các con đập hiện nay đều có hệ thống thoát nước khẩn cấp để đề phòng cần giảm nhanh mực nước. Hệ thống này thường có dạng một ống dẫn thấp, kênh dẫn có thể mở ra để nước chảy qua, hoặc một cửa van (về cơ bản là một chồng gỗ hoặc thanh dầm) có thể được nâng lên để cho nước chảy qua.

Sau khi các chuyên gia xả nước xuống hạ nguồn, đập sẽ bị phá hủy bằng chất nổ. Đây là một công đoạn diễn ra rất nhanh và đống đổ nát sau đó sẽ được dọn sạch. Việc này sẽ cần nhiều thời gian hơn một chút.

Vì sao Mỹ bỏ 450 triệu USD để dỡ bỏ 4 con đập trên dòng sông là “quê nhà” của cá hồi? - Ảnh 5.

Ảnh chụp từ trên cao của đập Copco 1. Ảnh: CalTrout

Thứ hai, phá dỡ đập theo giai đoạn diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn, thường sẽ là vài tháng hoặc vài năm. Phương pháp này chuyên được dùng cho các đập cao hơn với lượng trầm tích tích tụ lớn hơn và chúng có nguy cơ gây hại cho môi trường nếu xả quá nhanh.

Tuy nhiên, trong quá trình phá dỡ theo giai đoạn, sông sẽ được bơm hoặc chuyển dòng ra khỏi công trường qua các hầm hoặc kênh. Điều này cho phép kiểm soát tốt hơn quá trình rút nước hồ chứa và giải phóng trầm tích.

Sau khi sông chuyển hướng và lưu vực trở nên khô cạn, đập thủy điện sẽ bị phá hủy bằng những công cụ như máy xúc hoặc chất nổ (tùy vào vật liệu). Phương pháp chia theo giai đoạn dài hơn này chính là nền tảng để dỡ bỏ các đập ở sông Klamath. Tất nhiên sẽ có những điều chỉnh nhỏ tùy theo kích thước và vật liệu ở trong mỗi đập. Sau cùng, dự án này sẽ trả lại trạng thái chảy tự do cho dòng sông.

Vào năm 2023, Copco 2, cấu trúc nhỏ nhất trong số 4 đập sẽ trở thành đập đầu tiên trên sông Klamath bị phá bỏ. Khác với những công trình khác, Copco 2 không có hồ chứa thật sự, nên không cần tiến hành công đoạn rút nước. Tuy nhiên, công đoạn này sẽ được tiến hành ở 3 đập còn lại.

Đến đầu năm 2024, công nhân sẽ tiến hành mở các kênh dẫn thấp để các đập này từ từ xả nước và trầm tích với tốc độ 1,5 m mỗi ngày. Ba lần xả còn lại sẽ diễn ra đồng thời nhằm tận dụng sức nước giúp đẩy nước và trầm tích chảy qua.

Dòng sông Klamath sau đó được chuyển hướng qua những hầm dẫn mới hoặc cũ tồn tại từ khi xây đập. Điều này giúp làm cạn nước và cho phép quá trình phá dỡ đập diễn ra một cách an toàn.

Sau khi 4 con đập này được phá bỏ, dòng chảy của sông Klamath sẽ được khôi phục trở lại và mang lại nhiều lợi ích cho cá hồi, nhiều loài động vật và chất lượng nước ở đây.

Bài viết tham khảo nguồn: Theguardian, Theb1m

Xem thêm: nhc.292454460508032881-ioh-ac-auc-ahn-euq-al-gnos-gnod-nert-pad-noc-4-ob-od-ed-dsu-ueirt-054-ob-ym-oas-iv/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Mỹ bỏ 450 triệu USD để dỡ bỏ 4 con đập trên dòng sông là “quê nhà” của cá hồi?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools