Chương trình giới thiệu chân dung âm nhạc, nhạc sĩ Tôn Thất Lập với chủ đề "Nhạc sĩ Tôn Thất Lập- Vang mãi những bài ca" đã diễn ra vào tối 5-8 tại Nhà hát TP.HCM do Sở VH&TT TP cùng Trung tâm ca nhạc nhẹ TP.HCM, Thành Đoàn TP.HCM, Đài truyền hình TP.HCM phối hợp tổ chức và thực hiện.
Lãnh đạo TP.HCM cùng các khán giả dành phút mặc niệm tưởng nhớ nhạc sĩ Tôn Thất Lập. Ảnh: VĂN HÀ |
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP.HCM cùng các đại biểu chụp hình cùng bà xã cố nhạc sĩ Tôn Thất Lập |
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập - ký ức người ở lại
Phát biểu tại đêm nhạc, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM cho biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập đã có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc cách mạng cũng như sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp văn học nghệ thuật của TP.HCM trong thời kỳ bước vào công cuộc xây dựng và phát triển.
Ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM phát biểu tại chương trình |
"Những sáng tác của ông trong giai đoạn này thể hiện hơi thở thời đại, tạo thêm luồng gió mới, nhịp sống tràn đầy khát vọng" - ông Trần Thế Thuận nhận định.
Tại đêm nhạc, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nhạc sĩ cũng tham gia phong trào hát cho đồng bào tôi nghe, người gắn liền với nhạc sĩ Tôn Thất Lập xúc động khi cùng mọi người nhớ về nhạc sĩ Tôn Thất Lập.
Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến chia sẻ về cố nhạc sĩ |
"Hơn 50 năm, hôm nay chúng ta ngồi đây là một nơi mà trước đây không thể ngồi được đó là Hạ nghị viện của chính quyền Sài Gòn, chúng ta chỉ ngồi phía trước đây là tuyệt thực thôi.
Và hôm nay rất xúc động khi chúng ta ngồi đây để nhớ về người bạn, người anh của mình, nhớ về một người nhạc sĩ đã cống hiến suốt cả cuộc đời cho đất nước" – nhạc sĩ Trần Xuân Tiến cho hay.
Nhạc sĩ Tôn Thất Thành |
Nhạc sĩ Tôn Thất Thành, em trai nhạc sĩ Tôn Thất Lập cũng bày tỏ nhạc sĩ Tôn Thất Lập là một người anh kính mến và gia đình rất vinh dự khi có một người anh là tấm gương soi sáng. Nhạc sĩ Tôn Thất Lập cũng là người đã giúp đỡ, động viên và định hướng cho ông về con đường văn hoá nghệ thuật phục vụ quần chúng và cả sự nghiệp.
"Anh Tôn Thất Lập mất đi là một sự hụt hẫng rất lớn trong gia đình chúng tôi, do đó bản thân tôi sẽ hết sức cố gắng phấn đấu và làm sao để anh Lập nơi chín suối thấy yên lòng" - nhạc sĩ Tôn Thất Thành nghẹn ngào nói.
Nhạc sĩ Đức Trịnh chia sẻ tại chương trình |
Với nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam, ông được quen và biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập lúc cùng tham gia nhóm 'Những người bạn'. Và đặc biệt sau này là người kế nghiệp nhạc sĩ Tôn Thất Lập khi thay cố nhạc sĩ làm Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ.
"Là một người anh đáng kính và tôi học được ở anh rất nhiều. Ấn tượng nhất của tôi là anh rất ít nói, rất hiền và đặc biệt, có lẽ vì anh dành rất nhiều cho nốt nhạc khi 'ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc ra đời'.
Tôi nhớ mãi, chỉ có anh mới có thể mang theo được là “tình như không nói là tình trăm năm". Hoặc chính anh là người nghe được "Mưa thì thầm/ Là mưa rất xa/em thì thầm/ là em rất gần".
Anh Lập ạ. Em mãi ân hận là chưa làm kịp chương trình cho anh thì anh đã ra đi dù kịch bản đã xong. Xin anh tha lỗi cho và chúng em sẽ làm chương trình của anh trong năm nay" - nhạc sĩ Đức Trịnh bày tỏ.
Bà Trần Thị Thu Hà, Phó bí thư Thành Đoàn TP.HCM cho biết trong thời gian tới, Thành Đoàn TP.HCM có nhiều chương trình, hoạt động để phổ biến, lan toả các ca khúc dòng nhạc cách mạng, những ca khúc của nhạc sĩ Tôn Thất Lập đến với học sinh sinh viên, người dân TP.HCM
"Hi vọng thông qua những hoạt động này sẽ giúp những ca khúc trong đó có những sáng tác của nhạc sĩ Tôn Thất Lập sẽ sống mãi trong lòng người dân, tuổi trẻ" - Bà Trần Thị Thu Hà chia sẻ.
Hào hùng, xúc động những ca khúc đi cùng năm tháng
Chương trình được chia thành ba chương gồm "Cánh chim từ vùng lửa đỏ", "Bài ca cho người đi giữ quê hương" và "Tình yêu mãi mãi".
Kết nối từng ca khúc là những phần giao lưu, tâm sự với gia đình, các chứng nhân lịch sử, những người gắn bó đồng hành với nhạc sĩ Tôn Thất Lập lúc sinh thời về thời điểm lịch sử khốc liệt, hào hùng của dân tộc cùng những kỷ niệm khó quên.
Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến và CLB truyền thống Thành Đoàn thể hiện ca khúc "Hát cho dân tôi nghe". |
Ở chương 1, "Cánh chim từ vùng lửa đỏ" là những ca khúc được nhạc sĩ Tôn Thất Lập sáng tác ở thời điểm chiến tranh ác liệt cùng nhiều nhạc sĩ khác như Hát cho dân tôi nghe, Người đợi người, Đồng lúa reo (Tôn Thất Lập), Tự nguyện (Trương Quốc Khánh), Tin tưởng ca, Ước vọng ca (Nguyễn Tuấn Kiệt) và Đường phố ta hôm nay (Trần Xuân Tiến).
Ca khúc "Hát cho dân tôi nghe" do nhạc sĩ Trần Xuân Tiến và CLB truyền thống Thành Đoàn thể hiện |
Thời kỳ hào hùng ấy như được sống lại qua tiếng hát của nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, ca sĩ Quốc Đại, Cao Công Nghĩa cùng các thành viên trong CLB truyền thống Thành Đoàn.
Ca sĩ Quốc Đại và Cao Công Nghĩa với ca khúc Đồng lúa reo |
NSƯT Vân Khánh thể hiện ca khúc Tình ca mùa xuân |
Chương hai là những ca khúc thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng cũng như ca ngợi công cuộc đổi mới, Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước của nhạc sĩ Tôn Thất Lập.
Phương Thanh cháy hết mình với Trị An âm vang mùa xuân |
Chương 3 là những bản tình ca như Mưa thì thầm, Oẳn tù tì, Cô bé dễ thương, Tình yêu mãi mãi… được biểu diễn.
Lân Nhã và Khánh Ngọc khép lại chương trình với ca khúc Tình yêu mãi mãi |
Sau đó, đêm nhạc khép lại với ca khúc Tình yêu mãi mãi qua màn song ca của Lân Nhã và Thanh Ngọc, để lại cho người nghe nhiều xúc động.