vĐồng tin tức tài chính 365

Người phụ nữ 30 năm giữ nghề làm guốc mộc

2023-08-06 16:01
Bà Trần Thị Hoàng Yến có 30 năm bám giữ nghề đóng guốc mộc truyền thống ở chợ TP Vĩnh Long - Ảnh: TỐNG KHOA

Bà Trần Thị Hoàng Yến có 30 năm bám giữ nghề đóng guốc mộc truyền thống ở chợ TP Vĩnh Long - Ảnh: TỐNG KHOA

Tại một góc nhỏ ở chợ Vĩnh Long (phường 1, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), bà Trần Thị Hoàng Yến (50 tuổi) có thâm niên 30 năm bám giữ nghề làm guốc mộc theo cách truyền thống.

Quanh chợ vẫn tấp nập người mua kẻ bán, bà Yến vẫn cặm cụi, nâng niu đôi guốc trên tay như món đồ quý. Từng tiếng búa nhịp nhàng khiến khách qua chợ ngoảnh nhìn.

Đầu tiên khách lựa thân guốc, guốc vẫn chưa có quai, khách ướm chân lựa chọn kích cỡ, độ cao, hoa văn, màu sơn theo sở thích - Ảnh: TỐNG KHOA

Đầu tiên khách lựa thân guốc, guốc vẫn chưa có quai, khách ướm chân lựa chọn kích cỡ, độ cao, hoa văn, màu sơn theo sở thích - Ảnh: TỐNG KHOA

Bà Yến kể ngày xưa người phụ nữ không có nhiều sự lựa chọn giày dép như bây giờ. Cùng với đó là tâm lý "ăn chắc, mặc bền", nên guốc mộc rất được ưa chuộng.

Guốc mộc được xem như một món đồ trang sức của người phụ nữ Việt Nam. Guốc đã làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Khi người phụ nữ Việt mặc áo dài, áo bà ba… thì không thể thiếu đôi guốc mộc.

"Guốc mộc, guốc cây, guốc gỗ là cách gọi chung. Hay nhiều người quen gọi là guốc vông, vì hồi đó guốc được làm từ cây vông. Còn bây giờ, chủ yếu làm từ gỗ xoan.

Sau khi chọn kích cỡ sẽ là công đoạn đóng đinh bằng tay - Ảnh: TỐNG KHOA

Sau khi chọn kích cỡ sẽ là công đoạn đóng đinh bằng tay - Ảnh: TỐNG KHOA

Guốc mộc xài bền, đi tới đi lui lâu lắm mới hư, lỡ đứt quai thì đem ra chợ đóng lại, chỉ khi nào thân guốc nứt, gãy mới mua đôi mới", bà Yến nói.

Với đôi tay thành thạo nghề, bà Yến khá nhanh nhẹn, tỉ mỉ đóng từng chiếc đinh lên thân guốc. "Hồi chợ chưa xây lầu, một dãy tiệm giày dép, tiệm nào cũng có đóng, bán guốc mộc. Tới Tết là khách nườm nượp, một ngày bán cả trăm đôi, tiếng đóng guốc lọc cọc nghe thấy ham", bà kể lại với giọng hào hứng.

Đóng xong, guốc mộc sẽ được khách mang thử - Ảnh: TỐNG KHOA

Đóng xong, guốc mộc sẽ được khách mang thử - Ảnh: TỐNG KHOA

Năm 20 tuổi, bà Yến phụ người cô ở tiệm guốc rồi học lóm nghề. Về sau, người cô bỏ nghề và sang lại tiệm cho bà. Lúc mới vào nghề, bà Yến toàn đóng vô tay. "Mới đó mà đã ngót nghét 30 năm", bà nói và xòe đôi bàn tay đầy vết chai sạn.

Giới trẻ bây giờ ít ai đi guốc, cho nên nghề của bà Yến cũng gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại. Khu chợ phường 1, TP Vĩnh Long một thời xôm tụ nghề đóng guốc. Thì nay chỉ còn lại mỗi mình bà Yến bám trụ với nghề.

Cuối cùng là đóng gia cố chống nước, chống trơn, sơn màu, tạo hoa văn theo yêu cầu - Ảnh: TỐNG KHOA

Cuối cùng là đóng gia cố chống nước, chống trơn, sơn màu, tạo hoa văn theo yêu cầu - Ảnh: TỐNG KHOA

Những kỷ niệm của bà với từng đôi guốc mộc đã níu giữ bà Yến ở lại với nghề tới tận bây giờ. Tiếng đóng guốc lọc cọc vẫn đều đặn phát ra từ căn tiệm nhỏ. Chỉ rộng vài mét vuông, nhưng khách đến tiệm như lạc vào thế giới của những đôi guốc.

Guốc mộc do bà Yến đóng theo cách truyền thống - Ảnh: TỐNG KHOA

Guốc mộc do bà Yến đóng theo cách truyền thống - Ảnh: TỐNG KHOA

Người giữ nghề tranh Đông HồNgười giữ nghề tranh Đông Hồ

TTO - Trải qua bao đổi thay, làng nghề tranh dân gian Đông Hồ (làng Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) chỉ còn hai gia đình với 3 nghệ nhân làm tranh Đông Hồ.

Xem thêm: mth.55762914160803202-com-coug-mal-ehgn-uig-man-03-un-uhp-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người phụ nữ 30 năm giữ nghề làm guốc mộc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools