Khái niệm về Data Engineer - Ảnh: Internet
1. Vị trí việc làm Data Engineer là gì?
Data Engineer hay kỹ sư chuyên về dữ liệu thường làm các công việc như phân tích nguồn dữ liệu, tích hợp thông tin giữa các hệ thống nhất với nhau, chuyển đổi và đồng bộ các dữ liệu trên nhiều hệ thống riêng biệt. Các nguồn dữ liệu ở đây được biết đến như các phần mềm website trong hoạt động các lĩnh vực bán hàng, nhân sự, tài chính, kế toán,....
Data Engineer là người đề xuất các phương án và phụ trách việc cải thiện chất lượng các nguồn dữ liệu.
2. Những công việc chính của Data Engineer
2.1 Phân tích, tổng hợp, lưu trữ dữ liệu
Data Engineer kết hợp cùng DBA tạo ra các vùng lưu trữ dữ liệu từ các nguồn hệ thống thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Nhiệm vụ của kỹ sư dữ liệu là đưa các dữ liệu vào Database và File Sever bằng cách (FTP, drag and drop…) và lưu trữ bằng (.csv, xlsx, .dat, database).
2.2 Chuẩn hóa và chuyển đổi logic, tập trung nguồn dữ liệu
Các dữ liệu được Data Engineer lưu chuyển đến các nguồn lữu trữ khác nhau nhằm mục đích so sánh, thêm dữ liệu và dự phòng các dữ liệu cho nhiều trường hợp khác nhau. Kỹ sư dữ liệu tập trung nguồn dữ liệu đưa các thông tin về một nguồn lưu trữ chung với các mô hình chuyên biệt, dành cho việc khôi phục phân tích các dữ liệu cần thiết trong các tình huống dự phòng.
Kỹ sư dữ liệu làm công việc gì? - Ảnh: Internet.
2.3 Phân tích và trích xuất dữ liệu
Data Engineer sẽ kết hợp cùng với DBA (Database Administration) để tạo các vùng lưu trữ dữ liệu, đồng thời đảm bảo các yếu tố về bảo mật riêng tư, tính hiệu quả. Bên cạnh đó sẽ theo dõi và kiểm tra các nguồn dữ liệu được đưa từ các Database.
Nhiệm vụ của kỹ sư dữ liệu cũng bao gồm các việc như kiểm tra, trích xuất dữ liệu, gộp và dự trữ dữ liệu, đồng thời đưa ra các phương thức hoạt động cho hệ thống dữ liệu.
3. Những kỹ năng cần có đối với Data Engineer
3.1 Kỹ năng lập trình
Yêu cầu đối với Data Engineer là cần biết cơ bản về SQL, Python, Oracle. Kỹ sư dữ liệu không yêu cầu phải biết sâu về lập trình, tính toán nhưng phải nắm rõ các khái niệm và giá trị đằng sau các công thức hiển thị ở màn hình.
3.2 Kỹ năng phân tích logic
Kỹ năng phân tích logic luôn cần thiết trong các công việc cần sự chính xác và có tính liên kết với nhau. Data Engineer phải biết cách phân tích và tìm ra được ý nghĩa của những con số cũng như dữ liệu khô khan. Dựa vào đó, công ty có thể nhìn nhận được vấn đề để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
3.3 Kỹ năng thiết kế và trình bày báo cáo
Sau khi hoàn thành các công việc phân tích, bạn sẽ thu thập dữ liệu và lập bảng báo cáo trình bày lên cấp trên. Việc thiết kế và trình bày báo cáo phải mang tính dễ hiểu, dễ đưa ra các nhận định so sánh. Để giúp công việc trở nên thuận lợi hơn bạn có thể tự học hỏi và xem thêm các công cụ hỗ trợ thiết kế báo cáo.
3.4 Kỹ năng giao tiếp
Các con số từ bảng báo cáo nghiên cứu rất phức tạp và khó hiểu đối với mọi người. Để giúp cho mọi người dễ hiểu và nắm rõ các ý nghĩa bạn cần phải có kỹ năng giải thích, thuyết trình mang lại cái nhìn tổng quan cho những vấn đề nghiên cứu này.
Những kỹ năng quan trọng nhất mà các kỹ sư dữ liệu cần trang bị - Ảnh: Internet.
3.5 Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc
Công việc phân tích dữ liệu thường mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp khác nhau. Chính vì vậy mà khối lượng công việc và áp lực rất lớn. Do đó, nếu bạn không kiểm soát quản lý công việc hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng quá tải.
3.6 Cẩn trọng và tỉ mỉ
Không riêng gì các lĩnh vực khoa học công nghệ mà ở bất kỳ ngành nghề nào cũng đều yêu cầu sự cẩn trọng và tỉ mỉ. Trong ngành công nghệ thông tin, việc chú ý đến từng chi tiết rất quan trọng vì chỉ cần sai một lỗi nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống lớn.
4. Cơ hội việc làm của Data Engineer hiện nay
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiện nay không chỉ quan tấm đến vấn đề quản lý nguồn dữ liệu mà họ còn có mong muốn tìm ra hướng giải quyết mở rộng tài nguyên để lưu trữ và kiểm soát nguồn dữ liệu. Để làm được như vậy họ cần có Data Engineer - người sẽ giúp họ thực hiện các giải pháp trên. Chính vì thế đây là ngành nghề có xu hướng tuyển dụng tăng trong các năm tiếp theo.
Nhu cầu tuyển dụng Data Engineer tại các doanh nghiệp luôn tăng trưởng - Ảnh: Internet.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai đối với kỹ sư dữ liệu đang rất rộng mở. Vị trí này thường được các doanh nghiệp ưu ái và nắm giữ vai trò quan trọng trong bộ phận công ty.
5. Mức lương trung bình của Data Engineer
Mức lương của Data Engineer khá đang dạng và phụ thuộc vào trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế của mỗi người. Thu nhập trung bình của vị trí này khoảng 23.6 triệu đồng/tháng. Cụ thể:
- Đối với sinh viên thực tập, sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mức thu nhập khoảng 4 - 6 triệu đồng/ tháng.
- Đối với các nhân viên có kinh nghiệm, làm việc lâu năm thì mức lương có thể từ 10 - 25 triệu đồng/tháng và sẽ được tăng lên theo thời gian, khả năng, kinh nghiệm.
- Đối với các vị trí Manager hay Driector, mức lương thường được tính bằng USD, trung bình từ 30 - 66 triệu đồng/tháng quy đổi ra USD bằng 1500 USD/tháng đến 3000 USD/ tháng.
Mức lương trung bình của Data Engineer được cập nhật tại VietNamSalary - Ảnh: Internet.
Xu hướng lao động trong ngành công nghệ thông tin ngày càng hot bởi mức lương cực kỳ hấp dẫn. Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, vị trí chuyên môn mà mỗi người sẽ có mức lương khởi điểm khác nhau. Càng làm nhiều công việc với tính chất quan trọng thì bạn sẽ càng dễ dàng thăng tiếng trong sự nghiệp.
6. Nền tảng tìm việc làm Data Engineer uy tín
Nếu bạn đang quan tâm tới việc làm Data Engineer hãy truy cập ngay CareerBuilder.vn - mạng lưới tuyển dụng kết nối với các công ty hàng đầu Việt Nam hiện nay. CareerBuilder sẽ mang đến những vị trí việc làm hấp dẫn nhất dành cho bạn. Cơ hội trải nghiệm những việc làm đầy thú vị tại các công ty lớn chỉ có tại CareerBuilder. Hãy nhanh chóng tạo ngay một chiếc CV thật "xịn sò" và "apply" vào vị trí công việc mà bạn mong muốn nhé!
Hy vọng những thông tin chia sẻ về công việc của Data Engineer đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này. Như bạn đã thấy, cơ hội việc làm và triển vọng nghề nghiệp của kỹ sư dữ liệu khá rộng mở. Vì vậy, nếu bạn đam mê và có ý định theo nghề thì hãy học tập và tích lũy kinh nghiệm ngay từ bây giờ nhé!
Mạng xã hội (MXH) từ lâu đã là một thị trường cơ hội cho sự nghiệp của chúng ta mở rộng và phát triển. Nhưng "quảng cáo" bản thân như thế nào cho hiệu quả, hãy để CareerBuilder bật mí cho bạn.