vĐồng tin tức tài chính 365

Phát triển văn hóa đọc góp phần xây dựng văn hóa Công an nhân dân thời kỳ chuyển đổi số

2023-08-09 16:14

Dự Hội thảo có các đồng chí: GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu…

Về phía Bộ Công an có Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Công tác đảng và công tác chính trị, thừa ủy quyền chủ trì Hội thảo; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, các học viện, trường CAND…

Các đại biểu dự Hội thảo.
Các đại biểu dự Hội thảo.


Trong quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy và lãnh đạo các cấp đã luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, nhất là công tác thư viện và phát triển văn hóa đọc. Năm 2018, Bộ Công an đã ban hành Kế hoạch phát triển văn hóa đọc định hướng đến năm 2030, với mục tiêu “Xây dựng và phát triển thói quen, hình thành nhu cầu, kỹ năng và văn hóa đọc trong cán bộ, chiến sĩ CAND, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và đời sống văn hóa tinh thần, hướng tới đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời của cán bộ, chiến sĩ”.

Hội thảo khoa học “Phát triển văn hóa đọc góp phần xây dựng văn hóa CAND thời kỳ chuyển đổi số” là diễn đàn quan trọng để tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn những quan điểm phát triển, thuận lợi và thách thức, mục tiêu định hướng phát triển văn hóa đọc đến năm 2030 trong thời kỳ số. Đồng thời, khẳng định ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của đọc sách đối với việc phát triển văn hóa, con người Việt Nam; xây dựng văn hóa CAND, người cán bộ, chiến sĩ CAND “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội trong tình hình mới. 

Với ý nghĩa trên, Hội thảo đã nhận được 51 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, nhà quản lý lĩnh vực công tác thư viện trong và ngoài lực lượng Công an. Nội dung các báo cáo tham luận phong phú, thiết thực, có căn cứ khoa học, thực tiễn, bám sát chủ đề Hội thảo và tập trung vào các chủ đề: Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về phát triển văn hóa đọc; thực trạng, những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động phát triển văn hóa đọc trong CAND. Xác định mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa đọc thời kỳ chuyển đổi số định hướng đến năm 2030; chia sẻ các kinh nghiệm, khó khăn, thách thức, thành công trong quá trình phát triển văn hóa đọc thời kỳ chuyển đổi số của các thư viện. 

GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương tham luận tại Hội thảo.
GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương tham luận tại Hội thảo.


Trong đó, GS.TS Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương đã chỉ ra giá trị và tác dụng của đọc sách và rèn luyện văn hóa đọc: “Văn hóa đọc làm nên sự đặc sắc của đời sống tinh thần con người, hình thành môi trường văn hóa từ gia đình đến cộng đồng xã hội. Môi trường ấy không chỉ nuôi dưỡng sự lương thiện, tử tế, tình thương và đức khoan dung trong quan hệ con người mà còn nuôi dưỡng sự phát triển tinh thần, sự phong phú, sâu sắc của đời sống nội tâm… Nhờ khả năng ấy, phát triển văn hóa đọc là “xã hội hóa” việc đọc sách để truyền bá, lan tỏa, kích thích sự tốt đẹp, sự lương thiện, sự tử tế tới đông đảo mọi người”.

TS. Vũ Văn Tiến, Trưởng ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày tham luận.
TS. Vũ Văn Tiến, Trưởng Ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày tham luận.


TS. Vũ Văn Tiến, Trưởng Ban Tuyên giáo cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: Đối với lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và lực lượng CAND nói riêng, việc đọc sách- xây dựng văn hóa đọc càng có ý nghĩa quan trọng. Qua đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ sẽ tích lũy tri tức, kỹ năng, rèn luyện bản lĩnh chính trị và lý tưởng cách mạng, đồng thời cũng là dịp để họ “tự soi, tự sửa”, nỗ lực phấn đấu và vượt qua những cám dỗ thường ngày, đủ sức đề kháng để phòng tránh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của nhân dân, của chế độ. 

ThS. Nguyễn Hoài Anh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tham luận tại Hội thảo.
ThS. Nguyễn Hoài Anh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tham luận tại Hội thảo.


Theo ThS. Nguyễn Hoài Anh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật: Đối với lực lượng CAND, phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay là một nội dung cần thiết, đặc biệt quan trọng trong triển khai, thực hiện Nghị quyết số 12 ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới".

TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trình bày tham luận.
TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch trình bày tham luận.


TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch khẳng định, cần phải triển khai đồng bộ giải pháp, tận dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận sử dụng thông tin và tri thức, nâng tầm hiểu biết của người dân, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… Do đó, bên cạnh việc phát huy các thế mạnh đã đạt được trong thời gian qua, ngành xuất và thư viện trong CAND cũng cần đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu công tác, hoạt động giáo dục và đào tạo trong các học viện nhà trường; nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng CAND. 

Trung tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy, Giám đốc Học viện Chính trị CAND tham luận tại Hội thảo.
Trung tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy, Giám đốc Học viện Chính trị CAND tham luận tại Hội thảo.


Đề xuất một số giải pháp trọng tâm phát triển văn hóa đọc thời kỳ số, Trung tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy, Giám đốc Học viện Chính trị CAND nhấn mạnh: Học viện Chính trị CAND sẽ tập trung đầu tư các nguồn lực về kinh phí, phương tiện nhằm xây dựng và phát triển Thư viện của Học viện, nhất là hệ thống Thư viện điện tử, đẩy nhanh và tham gia tích cực vào quá trình liên thông thư viện và tham gia các thư viện dùng chung để phục vụ đông đảo bạn đọc. Nguồn tài nguyên thư viện cũng cần được quan tâm bổ sung thường xuyên, nhất là tài nguyên số để bạn đọc có thể dễ dàng khai thác và nghiên cứu.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn phát biểu tổng kết Hội thảo.
Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn phát biểu tổng kết Hội thảo.


Phát biểu tổng kết Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn trân trọng cảm ơn các ý kiến tham luận, xin ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp cũng như các kiến nghị, giải pháp được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo. Bộ Công an sẽ tổ chức nghiên cứu nghiêm túc, thấu đáo để tiếp tục tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa đọc trong CAND và trong cộng đồng xã hội. Đồng thời, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa và phát triển văn hóa đọc để xây dựng và phát triển các hệ văn hóa trong CAND với những giá trị quý báu về Văn hóa chính trị “tuyệt đối trung thành”, “bản lĩnh”, “đoàn kết”; Văn hóa công vụ “tận tụy”, “tận tâm”, “liêm khiết”; Văn hóa ứng xử “vì nhân dân phục vụ”. Luôn rèn luyện, tu dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thường xuyên tự soi, tự sửa, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới…

Các đại biểu tại Hội thảo.
Các đại biểu tại Hội thảo.

 

Xem thêm: 68953=DImetI?lmth.2-ob-auc-gnod-taoh-nit/na-gnoc-gnoul-cul-auc-gnod-taoh/neik-us-cut-nit/nv.vog.nagnocob

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát triển văn hóa đọc góp phần xây dựng văn hóa Công an nhân dân thời kỳ chuyển đổi số”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools