Các số liệu cho thấy nguồn cung dầu của OPEC+ ra thị trường trong tháng 7 vừa qua đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm.
So với tháng 6, sản lượng dầu của OPEC+ trong tháng 7 đã thấp hơn tới gần 1 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân được cho là do bước đi cắt giảm sản lượng của quốc gia xuất khẩu dầu số 1 thế giới Saudi Arabia. Trước đó, nước này đã quyết định cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày, với tuyên bố để nhằm bình ổn giá dầu.
Ngoài ra, giá dầu Nga xuất khẩu sang châu Á được cho biết cũng đã tăng lên thời gian qua, so với mức giảm giá sâu trước đây. Điều này được cho cũng có phần nào tác động tới giá dầu thế giới.
Giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất sau nhiều tháng. (Ảnh minh họa - Ảnh: istock)
Nguồn cung dầu thời gian qua phải đối mặt với sự sụt giảm khá sâu. Tuy nhiên thị trường lại đang được hứa hẹn những nguồn cung mới. Sản lượng dầu của Mỹ dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lúc 12,3 triệu thùng/ngày trong năm 2023 này. Sản lượng dầu của Mỹ đang tăng nhanh hơn các dự báo trước đây.
Ngoài ra, ngày 9/8, Iran cũng vừa tuyên bố họ sẽ có thể tăng sản lượng lên 3,5 triệu thùng/ngày vào cuối tháng này. Nếu đúng, thì đây sẽ là mức sản lượng Iran chưa từng có thể đạt tới, kể từ khi Tổng thống Mỹ thời điểm đó - Donald Trump, tái áp đặt các lệnh cấm vận đối với Tehran. Tuy nhiên Iran cũng chưa thể biết được lượng dầu có thể xuất ra thị trường là bao nhiêu, bởi các lệnh cấm vận. Dù vậy nhìn chung, trên thị trường dầu hiện nay, những nguy cơ nguồn cung sẽ căng thẳng quá mức là chưa thấy.
VTV.vn - Giá dầu Brent và dầu WTI đã thiết lập đỉnh mới đóng cửa phiên giao dịch 9/8 ở mức cao nhất từ tháng 11/2022 trong bối cảnh lo ngại thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.19393001201803202-hnam-gnat-uad-aig-oas-iv/et-hnik/nv.vtv