Khái quát về thực tập sinh kinh doanh - Ảnh: Internet
1. Thông tin cơ bản về thực tập sinh kinh doanh
Thực tập sinh kinh doanh là một vị trí thử việc hoặc học việc trong một công ty/doanh nghiệp. Mục đích của việc tuyển dụng vị trí thực tập sinh kinh doanh là giúp sinh viên có cơ hội làm việc thực tế trước khi trở thành nhân viên kinh doanh chính thức.
Tuy mức lương không cao như một nhân viên kinh doanh chính thức nhưng ở vị trí này, bạn sẽ được doanh nghiệp tạo điều kiện cho làm quen với công việc và nhận được dấu xác nhận đã thực tập ở doanh nghiệp.
Thời gian thực tập vị trí này thường trong khoảng 2 - 3 tháng. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng không quá đòi hỏi ứng viên phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành đào tạo.
Thực tập sinh kinh doanh là gì? - Ảnh: Internet.
Khi tham gia một môi trường thực tế thì kinh nghiệm của sinh viên sẽ dần được cải thiện. Nếu thực tập sinh trong thời gian thử việc có kết quả tốt, luôn làm việc hết mình thì tỷ lệ được giữ lại ở công ty là khá cao.
2. Công việc của Thực Tập Sinh Kinh Doanh là gì?
2.1 Làm quen với văn hóa, quy trình kinh doanh của công ty
Điều đầu tiên một thực tập sinh cần học khi bước vào môi trường làm việc doanh nghiệp không phải là kiến thức chuyên môn mà chính là văn hóa doanh nghiệp và các quy trình làm việc. Yếu tố văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn đến hiệu quả công việc của một nhân viên.
Đồng thời, nhân viên kinh doanh là bộ phận tiếp xúc và tương tác trực tiếp với khách hàng. Họ là bộ mặt của công ty và khách hàng chỉ có thể tin tưởng hợp tác khi nhân viên kinh doanh thực sự hiểu và nắm rõ thông tin doanh nghiệp.
Thực tập sinh phải tìm hiểu thông tin về tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của công ty, cũng như các giá trị cốt lõi mà công ty xây dựng để hiểu được định hướng, con đường phát triển của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Thực tập sinh phải đọc kỹ các nội quy và quy định của công ty mà họ đang thực tập. Nói chung, vấn đề này đòi hỏi sinh viên tinh thần chủ động, lắng nghe và học hỏi từ cấp trên.
2.2 Trợ giúp bộ phận kinh doanh
Sinh viên thực tập là những người có nhiều điều để học hỏi trong công việc, họ thường được giao các công việc trợ giúp bộ phận kinh doanh để hoàn công việc hàng ngày của họ. Đây là cơ hội tuyệt vời để sinh viên đạt được kỹ năng thực tế mà họ không thể học trong trường lớp.
Thực tập sinh đôi lúc cần hỗ trợ nhân viên kinh doanh - Ảnh: Internet.
Tùy thuộc vào công ty, sinh viên thực tập có thể được giao các công việc khác nhau. Tuy nhiên, có một số công việc khá phổ biến và giống nhau giữa các công ty, chẳng hạn như: chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp, soạn gửi văn bản, tư vấn trực tiếp khách hàng,...
2.3 Thực hiện tư vấn và xây dựng dữ liệu khách hàng
Thông thường, một sinh viên thực tập được hướng dẫn hai cách để tạo tệp khách hàng. Phương pháp phổ biến nhất là lọc dữ liệu từ tệp khách hàng hiện có. Công ty sẽ cung cấp cho bạn tệp dữ liệu khách hàng để bạn tiện theo dõi. Từ đó, bằng các công cụ chuyên dụng để sàng lọc ra những khách hàng tiềm năng.
Thực hiện tư vấn, thuyết phục khách hàng - Ảnh: Internet.
Phương pháp thứ hai là thực tập sinh sẽ nói chuyện trực tiếp với khách hàng bằng cách gọi điện hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp. Về quy trình tư vấn, sinh viên sẽ được học cách tư vấn cho khách hàng theo quy trình chuẩn do công ty xây dựng để đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất.
3. Yêu cầu tuyển dụng Thực Tập Sinh Kinh Doanh
Mỗi công việc, dù là công việc chân tay hay trí óc, đều có những yêu cầu cụ thể mà ứng viên nên dựa vào đó để chuẩn bị tốt cho mình tiêu chuẩn phù hợp. Một số yêu cầu tuyển thực tập sinh kinh doanh như sau:
3.1 Trình độ học vấn
Hầu hết các nhà tuyển dụng chỉ tuyển sinh viên thực tập kinh doanh là sinh viên năm 3, năm 4 hoặc sinh viên mới tốt nghiệp. Đặc biệt là các sinh viên chuyên ngành kinh doanh, thương mại vì ở giai đoạn này họ đã có đủ kiến thức về ngành và đủ tuổi chín chắn để đi làm. Tùy thuộc vào công ty mà có thể sẽ yêu cầu điểm danh bạ của thực tập sinh. Vì vậy hãy đảm bảo rằng mình có một học bạ "ưa nhìn" trước khi ứng tuyển nhé!
3.2 Một số kỹ năng mềm
3.2.1 Khả năng tư vấn, chốt đơn
Đối với thực tập sinh kinh doanh - những nhân viên kinh doanh trong tương tai, kỹ năng tư vấn và chốt đơn là rất cần thiết vì chúng quyết định đến hiệu quả công việc.
Công việc này cũng đòi hỏi bạn phải gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều với khách hàng. Đó là lý do tại sao các nhân viên kinh doanh phải luôn học hỏi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp để tư vấn và chốt đơn với bất kỳ khách hàng họ tiếp xúc.
3.2.2 Kỹ năng làm việc nhóm
Công việc của phòng kinh doanh thường cần hợp tác với nhiều phòng ban khác như marketing hay kế toán. Sự cộng tác giữa các thành viên trong phòng ban không chỉ góp phần tạo nên sự đoàn kết mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tinh thần làm việc nhóm - Ảnh: Internet.
Một thực tập sinh xuất sắc phải hiểu được tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và biết cách để phối hợp với mọi người. Với tư cách là một sinh viên thực tập, trước tiên bạn nên cố gắng trau dồi và học hỏi từ những người có kinh nghiệm về kinh doanh.
3.2.3 Khả năng thuyết phục và đàm phán
Công việc này cũng đòi hỏi bạn phải gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều khách hàng. Vì vậy bạn cần luyện khả năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng làm sao mua hàng nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Khả năng thuyết phục sẽ giúp ích cho quá trình tư vấn - Ảnh: Internet.
Nghệ thuật đàm phán là sự kết hợp hoàn hảo giữa tư duy tốt, khả năng kiểm soát cảm xúc, đưa ra phản hồi, lý lẽ hợp lý để thuyết phục khách hàng một cách tinh tế và khiến họ cảm thấy thoải mái khi mua hàng.
3.3 Thái độ, phẩm chất
Đây sẽ là yếu tố quyết định để doanh nghiệp xem xét có nên cân nhắc thực tập sinh thành sinh viên chính thức hay không. Nếu có thái độ tốt trong quá trình học việc, bạn vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa góp phần hoàn thiện chính bản thân.
Ngoài ra, hãy thể hiện sự đam mê của mình với ngành kinh doanh. Tinh thần học hỏi, phấn đấu không ngừng đi kèm với sự trách nhiệm sẽ tạo thiện cảm với doanh nghiệp.
4. Quyền lợi khi trở thành Thực Tập Sinh Kinh Doanh
Thông thường một khóa thực tập sẽ kéo dài từ 2-3 tháng. Sau khi hoàn thành khóa thực tập, sinh viên sẽ nhận được chứng chỉ thực tập có dấu mộc và chữ ký của công ty. Đây là một trong những tài liệu quan trọng sẽ giúp ích cho bạn cho quá trình tốt nghiệp. Hay nói cách khác đó là bằng chứng về thành tích của bạn trong báo cáo thực tập nộp cho trường để hoàn thành tất cả các chương trình đại học.
Theo CareerBuilder, mức lương trung bình của thực tập sinh kinh doanh có thể được nhận là 5.5 triệu đồng/tháng. Tùy doanh nghiệp, sinh viên thực tập có thể nhận được khoản trợ cấp hoặc mức lương khác nhau. Mức lương và phụ cấp này có thể cao hơn nữa nếu bạn đã thực sự giúp công ty hoàn thành một mục tiêu cụ thể và được công nhận trong quá trình thực tập.
Lương thực tập sinh kinh doanh - Ảnh: Internet.
Điều quý giá nhất sau quá trình này là bạn sẽ có kỹ năng thực tế, kinh nghiệm kinh doanh, có được tệp khách hàng của riêng mình và quan trọng nhất là cơ hội được tuyển dụng chính thức.
5. Tìm việc Thực Tập Sinh Kinh Doanh ở đâu uy tín?
Để ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp uy tín hiện nay, bạn có thể truy cập careerbuilder.vn. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những cơ hội việc làm thực tập sinh kinh doanh hấp dẫn với chế độ đãi ngộ tốt hiện nay. Ngoài cơ hội việc làm trong ngành kinh doanh, bạn cũng có thể tìm kiếm những tin tuyển dụng trong ngành nghề khác như Marketing, HR,...
Qua bài viết ngày hôm nay chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được thực tập sinh kinh doanh là gì, yêu cầu tuyển dụng như thế nào. Để xem bản mô tả công việc mới nhất, chi tiết nhất của các vị trí khác, bạn có thể tham khảo tại chuyên mục Wiki Career tại CareerBuilder nhé!
Đây luôn là đề tài khó khăn với các nhà quản lý. Làm thế nào để khiến nhân viên hiểu rằng bạn có sự chia sẻ với những khó khăn của họ, nhưng không khiến họ hiểu lầm rằng bạn có thể "nhắm mắt cho qua" với những kết quả không đạt yêu cầu?