vĐồng tin tức tài chính 365

'Co kéo' để 4 năm liền không tăng học phí

2023-08-19 09:57
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM là trường có mức học phí thấp so với các trường đại học khác tại TP.HCM - Ảnh: M.G.

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM là trường có mức học phí thấp so với các trường đại học khác tại TP.HCM - Ảnh: M.G.

Ông Nguyễn Xuân Phương, hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết trường đã có những giải pháp kịp thời trong công tác quản trị, kiện toàn, gia tăng tính hiệu quả hoạt động để vừa tăng thu nhập cho giảng viên vừa đầu tư cơ sở vật chất nâng cao điều kiện giảng dạy trong điều kiện tự chủ và không tăng học phí.

* Dư luận trong trường thế nào khi trường quyết định không tăng học phí, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của họ?

- Năm 2022, khi trường quyết định không tăng học phí, cán bộ giảng viên dao động dữ lắm. Trường phải họp khẩn toàn bộ viên chức và người lao động và cam kết sẽ tăng thu nhập. Và thực tế thu nhập của cán bộ, giảng viên đã được tăng dù không nhiều. Có lẽ vì cảm thấy an tâm phần nào nên năm nay khi trường không tăng học phí, viên chức và người lao động không ý kiến như năm trước.

* Vậy vì sao trường không tăng học phí?

- Trong những năm qua, trường thực sự rất khó khăn trong việc xác định không tăng học phí. Bên cạnh chỉ đạo từ Chính phủ, chúng tôi cũng nhận thấy đó cũng là một phần trách nhiệm của trường với xã hội: đồng hành và chia sẻ khó khăn với người học. 

Trường chúng tôi đào tạo các ngành khá đặc thù. Sinh viên chủ yếu đến từ các vùng quê, nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Trường khó khăn nhưng tìm cách thích ứng dần. Tăng học phí có thể làm tăng lạm phát, quyền tiếp cận đại học của học sinh nghèo bị ảnh hưởng.

Năm 2019, chúng tôi làm nhiệm vụ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Đắk Nông. Ở khu vực biên giới, tôi nhớ mãi hình ảnh thí sinh đến phòng thi mà lấm lem bùn đất. Năm 2020, trường làm nhiệm vụ ở Hậu Giang. Có những con đường, cây cầu rất nhỏ, xe bảy chỗ không vào được. Những bài toán ấy chỉ có học sinh ở đó, học đại học xong và quay về mới có thể đóng góp cải thiện.

Việc trường không tăng học phí cũng xem như là trách nhiệm với cộng đồng, tạo điều kiện cho thí sinh khó khăn có thể tiếp cận đại học một cách bình đẳng. Sau khi tốt nghiệp, trong số đó sẽ có bạn quay về quê, góp phần cải thiện hạ tầng, phát triển kinh tế địa phương. Như vậy sẽ có thêm nhiều học sinh tiếp tục được học đại học.
Ông Nguyễn Xuân Phương

* Vậy trường làm thế nào để tăng thu nhập cho giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất?

- Về thu nhập, chúng tôi phải co kéo, tiết kiệm để có thể có thêm thu nhập cho người lao động. Quản trị đại học tinh gọn hơn theo hướng kiện toàn bộ máy, chuyển đổi số giúp tiết giảm họp hành, giảm bớt giấy tờ và lao động gián tiếp, tiết kiệm thời gian và chi phí trong vận hành. 

Ngoài ra, việc kết hợp đào tạo với doanh nghiệp giúp trường giảm chi phí chi trả cho giảng viên. Giảng viên ngoài lương cơ bản sẽ có thu nhập vượt giờ. Trường cố gắng để trả 130.000 đồng/tiết. Mức chi trả vượt giờ này gần bằng các trường tư thục và giúp thu nhập giảng viên tăng lên. Các đề tài nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cũng là một nguồn thu của trường tuy chưa đáng kể.

Khó khăn nhất là đầu tư cơ sở vật chất. Trường thực sự không có tiền để đầu tư phòng thí nghiệm, thực hành mới. Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải ủng hộ và cho cơ chế để trường kêu gọi doanh nghiệp thuộc bộ hợp tác. Trước đây việc hợp tác thường dưới hình thức doanh nghiệp trao học bổng, nhưng nay trường kêu gọi doanh nghiệp tham gia đào tạo. 

Chẳng hạn có một học kỳ sinh viên ngành ô tô sẽ học tại Trường Hải. Doanh nghiệp đào tạo theo công nghệ của họ, đánh giá sinh viên. Điều này giúp sinh viên tiếp cận các công nghệ mới, thực tế từ doanh nghiệp thay vì trường phải đầu tư các thiết bị này. Hơn nữa, điều này cũng giúp trường tiết giảm chi phí chi trả cho giảng viên.

Bên cạnh đó, trường tiến tới thành lập Viện nghiên cứu - đào tạo Đèo Cả chuyên đào tạo nhân lực cho tập đoàn này. Họ cung cấp thiết bị, công nghệ, đầu tư phòng thí nghiệm, nhân sự tham gia giảng dạy. Trong đó có thiết bị lần đầu được đầu tư tại Việt Nam. Một doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã quyết định đầu tư phòng thí nghiệm về trạm sạc cho xe điện tại trường.

Ngoài ra, trường cũng có chính sách nhà giáo kết hợp doanh nghiệp. Không ít giảng viên ngành công nghệ thông tin và logistics có quan hệ tốt và cộng tác với doanh nghiệp bên ngoài. Các doanh nghiệp này vừa là nơi sinh viên kiến tập, thực tập. Sinh viên vừa học vừa làm nên tiếp cận sớm thực tế nghề nghiệp.

Học phí là một trong những mối quan tâm lớn của phụ huynh, học sinh. Trong ảnh: một phụ huynh đặt câu hỏi cho ban tư vấn tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học 2023 - Ảnh: N.HUY

Học phí là một trong những mối quan tâm lớn của phụ huynh, học sinh. Trong ảnh: một phụ huynh đặt câu hỏi cho ban tư vấn tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học 2023 - Ảnh: N.HUY

* Ông Trần Đức Cảnh (nguyên thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực):

Cần đầu tư từ Nhà nước

Ông Trần Đức Cảnh

Ở nước ngoài như ở Mỹ, Nhà nước cung cấp ngân sách trung bình khoảng 50% cho các trường công. Ngoài ra còn hỗ trợ ngân sách cho các chương trình mới, nghiên cứu, sáng tạo... Học phí các trường công thường thấp hơn 1/2 so với trường tư. Ngoài ra, nguồn thu của các trường có thể đến từ nhiều nguồn như hợp đồng tư vấn, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đầu tư từ ngân sách, tài trợ, hiến tặng…

Tại Việt Nam, các trường đại học chưa tạo ra được nguồn thu nào đáng kể ngoài học phí của người học. Nguyên nhân một phần từ việc trước đây khi còn nhận ngân sách nhà nước nên tư duy ỷ lại, không đầu tư, tập trung cho mục đích nghiên cứu khoa học. Nay khi không còn được cấp ngân sách thì có vấn đề, không có nguồn thu nào ngoài học phí. Nói chung, Nhà nước nên tăng đầu tư cho giáo dục đại học, giảm gánh nặng tăng học phí của các trường. Đồng thời, các trường cũng phải xây dựng kế hoạch hoạt động và tài chính lâu dài cho trường.

* Ông Đỗ Văn Dũng (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM):

Tăng nguồn thu từ dịch vụ khác

Ông Đỗ Văn Dũng

Học phí là mồ hôi nước mắt của người dân và sinh viên. Trường nào chỉ dựa vào học phí sẽ khiến học phí ở mức cao. Ngoài việc là rào cản cho các em học sinh vùng khó khăn, nó còn tác động lớn đến sự phát triển vùng miền do sai lệch trong phân bổ nhân lực. Đa số các trường đại học tốp trên với học phí cao chỉ dành cho con nhà giàu ở các thành phố lớn. Hậu quả là các vùng sâu vùng xa cần nhân lực chất lượng để phát triển sẽ không có.

Các trường có thể tăng nguồn thu ngoài học phí bằng nhiều cách nếu tận dụng tốt. Trong số này có thể đầu tư, khai thác các nguồn lực sẵn có. Chẳng hạn cung cấp dịch vụ ăn ở, mua bán, sửa chữa xe máy, laptop, Internet, cà phê… cho sinh viên. Ngoài ra, việc quản trị nhân sự hiệu quả cũng sẽ giúp các trường tiết kiệm chi phí, gia tăng nguồn thu.

Không tăng học phí để chia sẻ khó khăn với người học

Đại diện Trường ĐH Thương mại cho biết từ năm 2020, nhằm chia sẻ khó khăn với người học trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 nên nhà trường không tăng học phí. Năm nay sẽ tiếp tục là năm thứ tư nhà trường không tăng học phí.

"Trong bối cảnh thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên từ ngày 1-7 mà học phí không tăng khiến ngân sách của trường ngày càng eo hẹp. Dù vậy, trường cam kết thực hiện đúng chủ trương, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo" - vị này cho biết. Năm học trước, mức thu học phí đại học chính quy áp dụng cho khóa 58 của Trường ĐH Thương mại dao động từ 535.000 - 959.000 đồng/tín chỉ tùy chương trình đào tạo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo một trường đại học ở Hà Nội cho biết: "Thật lòng, hiện tại các trường đang rất mong chờ

tăng học phí, nhưng phải theo quy định của Chính phủ. Rất nhiều trường đang phải thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để duy trì. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo rất nhiều".

Trường đại học 4 năm liên tiếp không tăng học phíTrường đại học 4 năm liên tiếp không tăng học phí

Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM vừa có quyết định không tăng học phí đại học chính quy năm học 2023-2024.

Xem thêm: mth.66890029091803202-ihp-coh-gnat-gnohk-neil-man-4-ed-oek-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Co kéo' để 4 năm liền không tăng học phí”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools