vĐồng tin tức tài chính 365

Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long

2023-08-19 16:02
Luật sư Phan Đăng Thanh (bìa phải) và luật sư Trương Thị Hòa (giữa) tại buổi ra mắt sách - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Luật sư Phan Đăng Thanh (bìa phải) và luật sư Trương Thị Hòa (giữa) tại buổi ra mắt sách - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Sáng 19-8, tạp chí Xưa và Nay tổ chức tọa đàm về quyển sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long của tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa, do Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM phát hành.

Tham dự buổi ra mắt sách có nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, giảng viên luật…

Công trình nghiên cứu hàng chục năm của Phan Đăng Thanh

Quyển sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long với hơn 400 trang, được chia làm 5 chương.

Theo đó, chương 1 và chương 2 giới thiệu lịch sử ra đời, giá trị và nội dung của Bộ luật Hồng Đức.

Trong đó, luật sư Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa nêu ra 24 quyền đề cao nhân quyền như: quyền dân tộc tự quyết, quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do cư trú và đi lại, quyền không bị buộc làm nô tì, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, quyền tiếp cận thông tin…

Ba chương còn lại hai tác giả đề cập đến nội dung cơ bản của Bộ luật Gia Long (nhà Nguyễn).

Luật sư Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa đã chỉ ra Bộ luật Gia Long kế thừa, phát triển các giá trị nhân quyền của Bộ luật Hồng Đức qua những phân tích và điều luật cụ thể về các quyền.

Luật sư Phan Đăng Thanh cho biết Bộ luật Hồng Đức được xem là bộ luật nhân quyền đầu tiên của người Việt.

Sau 30 năm thai nghén và thực hiện, quyển sách đã được phát hành.

Tranh cãi về Bộ luật Gia Long có sao chép nguyên xi?

Tại buổi tọa đàm, luật sư Phan Đăng Thanh chia sẻ ông đã đọc hơn 100 quyển sách và các tài liệu về cổ luật, lịch sử Việt Nam.

Đặc biệt là tham khảo quyển Hoàng Việt luật lệ - Một cách tiếp cận mới, là luận án tiến sĩ bằng chữ Nho của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, tại Trường đại học Vũ Hán (Trung Quốc) với nội dung “So sánh Bộ luật Gia Long với Đại Thanh luật lệ”.

Luận án nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận Bộ luật Gia Long không sao chép toàn bộ, mà có sửa đổi, có những điểm tiến bộ.

Có mặt tại buổi tọa đàm, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu cho biết lâu nay nhiều nhà nghiên cứu nhận định Bộ luật Gia Long của nhà Nguyễn chỉ là công trình sao chép Đại Thanh luật lệ.

Nhưng tác giả đã phân tích, dẫn chứng từng điều luật, điều lệ cụ thể cho thấy hoàn toàn trái ngược với các ý kiến sao chép nguyên xi.

Bộ luật Gia Long đã kế thừa, phát triển các giá trị nhân quyền từ Bộ luật Hồng Đức trước đó ở trình độ cao hơn.

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu chia sẻ tại buổi ra mắt sách - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu chia sẻ tại buổi ra mắt sách - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

“Có thể nói quyển sách này như một bài bào chữa về cơ bản là có sức thuyết phục, tham gia bảo vệ trước tòa án lịch sử dân tộc cho Bộ luật Gia Long đã bị phê phán hàng thế kỷ qua. Dường như lâu nay Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt luật lệ) đã gánh chịu hàm oan” - nhà sử học Nguyễn Đình Đầu chia sẻ thêm.

Ra mắt sách "Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam"Ra mắt sách 'Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam'

TTO - Vượt qua những khó khăn tuổi tác, hai luật sư Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa đã có buổi ra mắt cuốn sách 'Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam' tại TP.HCM vào chiều 22-7.

Xem thêm: mth.46191915191803202-gnol-aig-taul-ob-ned-cud-gnoh-taul-ob-ut-teiv-iougn-auc-neyuq-nahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools