vĐồng tin tức tài chính 365

Ngày 'nóng rực' của chính trường Thái Lan

2023-08-23 09:57
Ông Srettha Thavisin - thủ tướng thứ 30 của Thái Lan - Ảnh: Reuters

Ông Srettha Thavisin - thủ tướng thứ 30 của Thái Lan - Ảnh: Reuters

Vài giờ sau khi ông Thaksin về nước rồi bị đưa thẳng đến tòa án và nhà tù, Quốc hội Thái Lan bắt đầu bỏ phiếu bầu thủ tướng với ứng viên duy nhất là ông Srettha Thavisin của Pheu Thai.

Sự trở lại của Pheu Thai

Cuộc bỏ phiếu ngày 22-8 đã tháo gỡ thế bế tắc kéo dài suốt ba tháng qua trên chính trường Thái Lan kể từ sau cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 5. Tưởng như Thái Lan sẽ có khởi đầu mới khi Đảng Tiến bước giành chiến thắng lúc đó, nhưng rốt cuộc đảng này lại không thể nắm được ghế thủ tướng và phải nhường cơ hội cho đảng về nhì Pheu Thai.

Theo báo Bangkok Post, ông trùm bất động sản Srettha, 61 tuổi, đã đắc cử thủ tướng với hơn 482 phiếu ủng hộ trên tổng số 750 ghế Hạ viện và Thượng viện. Dù chỉ mới nổi lên vài tháng qua nhưng ông Srettha giành được sự ủng hộ quan trọng của Thượng viện sau khi Pheu Thai bắt tay với các đảng thân quân đội, phe "cựu thù" đứng sau cuộc đảo chính lật đổ ông Thaksin năm 2006. Như vậy ông Srettha sẽ phải bảo vệ liên minh mỏng manh này để lập chính phủ mới điều hành đất nước.

"Tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ bằng tất cả khả năng của mình. Tôi sẽ làm việc không mệt mỏi để cải thiện sinh kế của mọi người dân Thái Lan", ông Srettha phát biểu ngày 22-8.

Khi chọn ông Srettha làm ứng viên, Pheu Thai cũng kỳ vọng sự nhạy bén trong kinh doanh của ông sẽ giúp vực dậy kinh tế Thái Lan sau dịch COVID-19. Ông Srettha từng học về kinh tế và quản lý tại Mỹ trước khi thành lập công ty bất động sản năm 1990. Năm 2022, công ty của ông là một trong những công ty lớn nhất nước với trị giá hơn 1 tỉ USD. 

Dù chỉ mới gia nhập Pheu Thai từ cuối năm ngoái nhưng ông Srettha đã nắm nhiều vị trí quan trọng và trở thành người thân tín của ông Thaksin.

Ông Thaksin đáp chào người dân ở sân bay trước khi đi thẳng vào nhà tù - Ảnh: AFP

Ông Thaksin đáp chào người dân ở sân bay trước khi đi thẳng vào nhà tù - Ảnh: AFP

Người ngoại đạo

Con đường của ông Srettha dường như cũng giống ông Thaksin khi từ doanh nhân trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, nền tảng kinh doanh là lợi thế nhưng cũng có thể là rào cản đối với tân thủ tướng vì nhiều chính trị gia không thích tính cách không kiêng nể của ông.

Ngay sau cuộc bỏ phiếu, một số thượng nghị sĩ đã yêu cầu tân thủ tướng trình bày rõ các chính sách và tầm nhìn của mình. "Tôi chỉ biết ông ấy trên tin tức", thượng nghị sĩ Wiwat Saengsuriyachat nói với báo Bangkok Post, trong khi một số thượng nghị sĩ khác chỉ biết ứng viên thủ tướng là "người xây nhà để bán".

Theo giới phân tích, việc này đặt ra câu hỏi liệu ông Srettha Thavisin có thể thực sự điều hành đất nước theo cách của ông không, nhất là khi nhân vật đầy ảnh hưởng của Pheu Thai là ông Thaksin đã trở về. 

"Ông Srettha là một người ngoại đạo về chính trị. Mối quan hệ kinh doanh và kinh nghiệm có thể giúp ích cho công việc quản lý của ông ấy và thúc đẩy các chính sách kinh tế, nhưng liệu ông ấy có hoàn toàn độc lập với ông Thaksin không" - ông Titipol Phakdeewanich, trưởng khoa khoa học chính trị tại ĐH Ubon Ratchathani, bình luận.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà phân tích chính trị Thái Lan Pravit Rojanaphruk cho rằng ông Srettha là một lựa chọn thỏa hiệp của Pheu Thai. "Rõ ràng Pheu Thai chọn một người ngoại đạo làm ứng viên thủ tướng để công chúng dễ chấp nhận hơn vì Shinawatra là một dòng họ gây nhiều chia rẽ", ông Pravit nhận định.

Theo ông Pravit, với ít kinh nghiệm chính trị, việc điều hành một liên minh lớn gồm 11 đảng sẽ không dễ dàng với ông Srettha. 

"Việc điều hành một công ty rất khác với điều hành chính phủ. Người lãnh đạo chính phủ không thể làm bất cứ điều gì mình muốn, ông ta phải thỏa hiệp", ông Pravit cho biết. Ngoài ra, ông Thaksin trên thực tế vẫn là nhà lãnh đạo của Pheu Thai. "Ông Thaksin chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đối với ông Srettha", ông Pravit đánh giá.

Thỏa thuận ở hậu trường?

Sáng 22-8, sắc đỏ tràn ngập sân bay Don Mueang ở Bangkok khi rất đông người ủng hộ tới chào đón ông Thaksin trở về. Nhưng không chỉ có họ, cảnh sát cũng đã có mặt để bắt giữ nhà cựu lãnh đạo.

Tại sân bay, ông Thaksin đoàn tụ với gia đình và xuất hiện chóng vánh để cúi lạy, dâng hoa trước chân dung nhà vua Maha Vajiralongkorn, vẫy chào người ủng hộ. Ngay sau đó, ông được đưa thẳng đến Tòa án tối cao để nghe tuyên án ba cáo buộc với án tù tổng cộng 8 năm rồi đến khu tạm giam ở Bangkok lúc giữa trưa.

Sở Cải huấn Thái Lan cho biết ông được ở riêng trong bệnh viện nhà tù do các vấn đề sức khỏe về tim và phổi, gia đình có thể thăm ông sau năm ngày nữa.

Tuy nhiên chưa rõ ông Thaksin Shinawatra sẽ ở tù bao lâu vì trước đó cảnh sát Thái Lan đã nói ông có thể xin Hoàng gia ân xá ngay sau khi bị giam. Quá trình xin ân xá có thể kéo dài từ một đến hai tháng. Dù vậy việc ông trở về ngay trong ngày bỏ phiếu thủ tướng làm dấy lên các đồn đoán đã có thỏa thuận ở hậu trường.

Theo nhà phân tích chính trị Thái Lan Pravit Rojanaphruk, có thể Pheu Thai đã thỏa thuận với phe quân đội để ông Thaksin về nước, và đổi lại là phe quân đội tiếp tục tham gia chính quyền tiếp theo. "Khá rõ ràng khi ông Thaksin trở về cùng ngày bỏ phiếu thủ tướng mới và lần này hơn 100 nghị sĩ trong Thượng viện do quân đội bổ nhiệm đã bầu cho ông Srettha", ông Pravit nói.

Ông Srettha Thavisin - thủ tướng thứ 30 của Thái Lan hứa làm gì khi nhậm chức?Ông Srettha Thavisin - thủ tướng thứ 30 của Thái Lan hứa làm gì khi nhậm chức?

Ông Srettha Thavisin, 61 tuổi, được bầu làm thủ tướng Thái Lan sau khi Đảng Pheu Thai và 10 đảng khác (trong đó có một số đảng thân quân đội) lập liên minh.

Xem thêm: mth.20754718032803202-nal-iaht-gnourt-hnihc-auc-cur-gnon-yagn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngày 'nóng rực' của chính trường Thái Lan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools