vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc không ngại mở ví lùng "tài nguyên đỉnh cao" ngay trên đất Mỹ, đối phó lệnh cấm từ Washington

2023-08-25 08:08
Trung Quốc không ngại mở ví lùng "tài nguyên đỉnh cao" ngay trên đất Mỹ, đối phó lệnh cấm từ Washington - Ảnh 1.

Săn nhân tài ngay từ MIT, Harvard và Stanford

Trong khoảng một thập kỷ cho đến năm 2018, Trung Quốc đã tìm cách tuyển dụng các nhà khoa học ưu tú được đào tạo ở nước ngoài theo một chương trình được tài trợ hào phóng mà Washington coi là mối đe dọa đối với lợi ích và ưu thế công nghệ của Mỹ.

Hiện tại, Trung Quốc đã lặng lẽ khôi phục sáng kiến thu hút nhân tài dưới một cái tên và hình thức mới nhằm nâng cao năng lực công nghệ của mình, Reuters dẫn lời 3 nguồn thạo tin cùng với việc xem xét hơn 500 tài liệu của chính phủ kéo dài từ năm 2019 đến năm 2023.

Cụ thể, Trung Quốc vận hành các chương trình thu hút nhân tài ở nhiều cấp khác nhau, nhắm vào sự kết hợp giữa các chuyên gia người Trung Quốc ở nước ngoài và chuyên gia người nước ngoài.

Chương trình có tên Qiming do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin giám sát.

Cuộc đua thu hút nhân tài công nghệ diễn ra khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh nhu cầu của Trung Quốc phải đạt được khả năng tự chủ về chất bán dẫn trước các lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ.

Cả Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc lẫn Bộ đều không trả lời các câu hỏi về Qiming.

Hai nguồn tin của Reuters cho biết chương trình Qiming, hay Khai sáng, tuyển dụng từ các lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm các lĩnh vực “nhạy cảm” hoặc “bí mật”, chẳng hạn như chất bán dẫn.

Theo một báo cáo năm 2021 của Trung tâm Phát triển Công nghiệp Thông tin Trung Quốc, ngành công nghiệp chip của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng phải đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 200.000 người trong năm nay, bao gồm cả kỹ sư và nhà thiết kế chip.

Ba nguồn tin cho biết, Bắc Kinh tập trung vào tuyển dụng cấp độ ưu tú, ưu tiên những ứng viên được đào tạo tại các tổ chức nước ngoài hàng đầu.

Hầu hết những người được chọn vào Qiming đều đã học tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ và có ít nhất một bằng tiến sĩ, một trong những người này cho biết, đồng thời tiết lộ thêm rằng các nhà khoa học được đào tạo tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Harvard và Stanford nằm trong số những người được Trung Quốc săn đón.

Không ngần ngại "mở ví"

Reuters tìm thấy hơn chục quảng cáo tuyển dụng ứng viên Qiming được đăng từ năm 2022 trên nền tảng Zhihu của Trung Quốc và LinkedIn.

Trong một bài đăng trên LinkedIn vào tháng 2, Chen Biaohua, người đã liệt kê công ty của mình là Công nghệ thông tin liên kết nhân tài Bắc Kinh, đã yêu cầu các ứng viên đủ điều kiện tham gia Qiming và Huoju gửi sơ yếu lý lịch của họ qua email cho anh ấy.

Bài đăng cho biết Chen đang tìm kiếm "tài năng trẻ" dưới 40 tuổi có bằng tiến sĩ từ các trường đại học nổi tiếng và có kinh nghiệm ở nước ngoài. Ông cũng đang tìm kiếm những ứng viên giữ vai trò cấp cao tại các tổ chức học thuật nước ngoài hoặc các công ty lớn.

Công ty săn đầu người Hàng Châu Juqi Technology đã đăng một quảng cáo vào tháng 3 trên ResearchGate, một mạng xã hội dành cho giới học giả, tìm kiếm những người có bằng tiến sĩ từ các trường đại học hàng đầu và có kinh nghiệm tại các công ty Fortune 500 để giúp tuyển dụng 5.000 nhà nghiên cứu nước ngoài cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Một quảng cáo khác của Công ty săn đầu người Hàng Châu Juqi Technology cũng tuyển người vào tháng 3 năm nay, mô tả nỗ lực này nhằm phục vụ chương trình Qiming.

Trong đó mỗi nhà nghiên cứu có thể nhận được phần thưởng lên tới 15 triệu Nhân dân tệ, tương đương khoảng 2,1 triệu USD. Bài đăng cũng cho biết ai giới thiệu ứng cử viên được chọn tham gia các chương trình tài năng sẽ nhận được "kim cương, túi xách, ô tô và nhà".

Trên khắp Trung Quốc, chính quyền các tỉnh và thành phố đang đổ nguồn lực vào hoạt động tuyển dụng, các tài liệu chính thức cho thấy.

Một sáng kiến là Kế hoạch Kunpeng, do chính quyền ở phía đông tỉnh Chiết Giang thực hiện, khởi động vào năm 2019 đã được truyền thông nhà nước đưa tin. Nhật báo Chiết Giang đưa tin vào tháng 6 năm 2022 rằng chương trình này nhằm thu hút 200 chuyên gia công nghệ trong 5 năm, với 48 người đã được tuyển dụng.

Tại thành phố Ôn Châu phía đông, khoản đầu tư của chính quyền địa phương vào mỗi chuyên gia Kunpeng có thể lên tới 200 triệu nhân dân tệ, bao gồm phần thưởng cá nhân, vốn khởi nghiệp và nhà ở, theo báo cáo chính sách nhân tài năm 2022 của chính quyền thành phố.

Tại Hồ Châu, cũng ở Chiết Giang, các nhà tuyển dụng giới thiệu ứng viên đến Qiming có thể nhận được khoản thanh toán khuyến khích lên tới 1,5 triệu Nhân dân tệ từ chính quyền thành phố hoặc quận nếu những người đó được chấp nhận.

Hai nguồn tin cho biết một số nhà khoa học Trung Quốc, đặc biệt là những người có quốc tịch nước ngoài hoặc thường trú nhân, lo lắng rằng việc tham gia các chương trình tài năng của chính phủ Trung Quốc có thể đồng nghĩa với việc từ bỏ các cơ hội quốc tế hoặc trở thành đối tượng điều tra của Mỹ.

Các quan chức Mỹ nói rằng mặc dù việc "săn" nhân tài ở Mỹ không phải là bất hợp pháp, nhưng các nhà nghiên cứu của trường đại học có nguy cơ vi phạm luật nếu họ không tiết lộ mối quan hệ liên kết với các thực thể Trung Quốc trong khi nhận tài trợ của chính phủ Mỹ để tiến hành nghiên cứu, chia sẻ thông tin độc quyền một cách bất hợp pháp, hoặc bỏ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Một người nói: “An toàn hơn khi có một chân ở Trung Quốc, một chân ở ngoài”.

Xem thêm: nhc.770857570528032881-notgnihsaw-ut-mac-hnel-ohp-iod-ym-tad-nert-yagn-oac-hnid-neyugn-iat-gnul-iv-om-iagn-gnohk-couq-gnurt/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc không ngại mở ví lùng "tài nguyên đỉnh cao" ngay trên đất Mỹ, đối phó lệnh cấm từ Washington”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools