Khinh hạm Bayern của Đức - Ảnh: Hải quân Đức
Ngày 2-8, lần đầu tiên trong gần 20 năm, Đức điều một tàu chiến lên đường tới Biển Đông, gia nhập các quốc gia phương Tây khác trong việc mở rộng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này giữa báo động ngày một tăng về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, theo Hãng tin Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã tới cảng Wilhelmshaven để chứng kiến khinh hạm Bayern lên đường, bắt đầu chuyến hành trình kéo dài 7 tháng, trong đó có ghé thăm một số quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như tiến hành các cuộc diễn tập chung.
Khinh hạm dự kiến sẽ đi qua Biển Đông vào giữa tháng 12, trở thành tàu chiến Đức đầu tiên đi ngang qua Biển Đông kể từ năm 2002.
Các quan chức Đức cho biết hải quân nước này sẽ đi theo các tuyến đường thương mại chung.
Khinh hạm Bayern dự kiến không đi qua eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Berlin nêu rõ hoạt động của tàu chiến trên nhằm nhấn mạnh Đức không chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, theo Hãng tin Reuters.
"Chúng tôi muốn luật hiện hành được tôn trọng, có thể đi lại tự do trên các tuyến đường biển" - Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer nêu rõ.
Theo Reuters, nhiều nước gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Úc và New Zealand cũng đang mở rộng hoạt động ở Thái Bình Dương để đối phó các hoạt động của Trung Quốc.
Tuần trước, nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã tiến vào Biển Đông.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời "một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên" cho biết quân đội Trung Quốc đang theo dõi sát các hoạt động của tàu chiến Anh và sẵn sàng đối phó "mọi hành động không thích hợp".
TTO - Đầu tuần này tàu sân bay Anh đã đi qua eo biển Singapore và diễn tập với chiến hạm Singapore ở phía nam Biển Đông. Trong lúc đó, Trung Quốc công bố tổ chức tập trận quân sự tại 2 khu vực ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.
Xem thêm: mth.27212641220801202-man-02-nag-gnort-neit-uad-nal-gnod-neib-iot-gnoud-nel-cud-neihc-uat/nv.ertiout