vĐồng tin tức tài chính 365

Vaccine COVID-19 dạng viên uống - thêm vũ khí chặn dịch

2021-08-04 11:03

Hiện chỉ mới khoảng 15% dân số toàn cầu được chủng ngừa COVID-19. Mục tiêu phủ sóng tiêm chủng nhanh mà các nước đang nỗ lực nhằm đạt được hiện gặp nhiều trở ngại, nguồn cung tiếp cận được không nhiều, bên cạnh đó không đủ dây chuyền bảo quản lạnh vaccine và cả nhân lực triển khai tiêm. Nhằm khắc phục các trở ngại này, một số hãng dược trên thế giới đã bắt tay nghiên cứu “kẻ thay đổi cuộc chơi” tiếp theo để chặn đứng COVID-19: Vaccine dạng viên uống.

Lợi thế của vaccine dạng viên uống

Hiện nay, các loại vaccine COVID-19 dạng tiêm đang được sử dụng đều đòi hỏi một số hình thức bảo quản lạnh để duy trì hiệu quả. Chẳng hạn như vaccine của hãng AstraZeneca phải được bảo quản trong điều kiện 2-8 độ C, yêu cầu bảo quản lạnh vaccine của Pfizer/BioNTech còn khắt khe hơn khi ở nhiệt độ -70 độ C, theo tờ The Straits Times.

Vaccine COVID-19 dạng viên uống - thêm vũ khí chặn dịch - ảnh 1
Vaccine COVID-19 dạng viên uống có thể sắp có mặt và tham gia cuộc chiến chống COVID-19. Ảnh minh họa: GETTY IMAGES

là số loại vaccine dạng viên uống được lưu hành tính đến lúc này. Bốn loại vaccine dạng viên này chống lại bốn loại bệnh: Tả, bại liệt, virus Rota gây tiêu chảy cấp, thương hàn. 

Yêu cầu bảo quản lạnh đặt ra thách thức ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, và cả một số vùng ở Mỹ và Úc. Theo một nghiên cứu vào năm 2018, có tới 59% cơ sở y tế ở các quốc gia này thiếu nguồn điện cần thiết để duy trì bảo quản lạnh cho vaccine. Hồi tháng 3, một tủ đông bảo quản vaccine COVID-19 ở Nhật đã gặp sự cố khiến khoảng 1.000 liều của Pfizer/BioNTech bị hỏng.

Trong khi đó, như lời TS Sean Tucker thuộc công ty công nghệ sinh học Vaxart (Mỹ), “lợi thế lớn của vaccine dạng viên là chúng không cần phải có những điều kiện y tế đầy đủ để tiếp nhận và không cần dây chuyền bảo quản lạnh”.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia Miriam Kidron, Giám đốc khoa học công ty dược phẩm Oramed (Israel), vaccine dạng viên uống sẽ giúp quá trình chủng ngừa trở nên nhanh và dễ dàng hơn, giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở y tế vì không đòi hỏi quá nhiều nhân lực hỗ trợ tiêm cho người dân như vaccine dạng lỏng.

Ngoài ra, các loại vaccine dạng tiêm hiện nay có thể khiến những người mắc chứng sợ ống tiêm cực kỳ do dự đi tiêm ngừa. Theo kết quả cuộc khảo sát do Vaxart thực hiện, có đến 19 triệu dân Mỹ (chiếm 1/3 số người từ chối tiêm vaccine) cho biết họ sẽ sử dụng vaccine nếu nó ở dạng viên uống, thay vì phải tiêm.

Một đặc điểm nữa, vaccine dạng viên uống nếu có mặt sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường (nhựa, ống tiêm...).

Có thể có vào năm sau

Nắm bắt điều này, nhiều hãng dược và công ty sinh học bắt tay vào nghiên cứu vaccine dạng viên uống, trong số này có Vaxart. TS Tucker cho biết kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 của ứng viên vaccine dạng viên do Vaxart phát triển rất khả quan. Thử nghiệm cho thấy phản ứng của tế bào T CD8+ (một loại tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng miễn dịch) mạnh hơn khi dùng vaccine này so với vaccine của Pfizer/BioNTech và của Moderna. Theo TS Tucker, hiện ứng viên vaccine dạng viên này đang được thử nghiệm giai đoạn 2.

Theo trang tin PRNewswire, ngày 2-8, Vaxart thông báo rằng Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã duyệt hồ sơ xin đăng ký thuốc mới của Vaxart cho ứng viên vaccine COVID-19 dạng viên uống của mình, bật đèn xanh cho công ty này tăng tốc phát triển. Nếu suôn sẻ, Vaxart hy vọng sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp trong năm tới. Vaxart dự kiến sẽ sản xuất hàng triệu, thậm chí có thể hàng tỉ liều mỗi năm với giá cả hợp lý.

Ngoài ra, công ty dược phẩm Oramed (Israel) đã hợp tác với công ty công nghệ sinh học Premas Biotech (Ấn Độ) nghiên cứu vaccine dạng viên. Theo tờ Times of Israel, Oramed cho biết ứng viên vaccine dạng viên của hãng đã tạo kháng thể thành công khi được thử nghiệm trên heo. Theo ông Nadav Kidron, Giám đốc điều hành Oramed, các vaccine COVID-19 hiện tại được phát triển dựa trên protein đột biến của virus, hiệu quả ngăn ngừa virus có thể trở nên kém vì những protein đột biến này sẽ tiếp tục đột biến theo thời gian. Trong khi đó, ứng viên vaccine dạng viên uống của Oramed nhắm vào nhiều cấu trúc của virus hơn, gồm cả các cấu trúc chính ít bị biến đổi, để giúp chống lại nhiều biến thể hơn.

Hiện ứng viên vaccine của Oramed đã được cấp phép thử nghiệm quy mô nhỏ tại Tel Aviv với 24 người. Oramed dự kiến sẽ bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng trên người trong vài tuần nữa, ngay sau khi được Bộ Y tế Israel phê duyệt. Hai hãng cũng đã đăng ký bắt đầu thử nghiệm ở một số quốc gia khác trên thế giới.

Nhiều thách thức

Theo Times of Israel, vaccine dạng viên uống có thể đóng vai trò là liều bổ sung cho các loại vaccine dạng tiêm hiện nay, giữa lúc giới y tế kêu gọi triển khai tiêm liều bổ sung. Tuy nhiên, việc sản xuất vaccine dạng viên uống cũng gặp một số trở ngại. Theo một bài bình luận đăng trên tạp chí The Lancet hồi tháng 3, các quốc gia có thu nhập cao không “thực sự quan tâm” đến việc phát triển vaccine chịu nhiệt. Lý do các nước này không phải lo đến khả năng bảo quản lạnh vaccine ở nước mình. Do đó, chúng không được các nhà sản xuất và các nhà tài trợ đặt làm ưu tiên, dù nhu cầu này từ các nước có thu nhập thấp và trung bình là có thật.

Bên cạnh đó, theo hãng tin AFP, tới thời điểm hiện tại không có nhiều loại vaccine dạng viên uống được phát triển thành công, bởi các thành phần hoạt tính khó có thể tồn tại trong suốt quá trình tiêu hóa. Về trở ngại này, Oramed tin rằng hãng có thể vượt qua bằng cách thiết kế viên nang chịu được môi trường acid cao trong ruột.

Hãng đã phát minh công nghệ này trước đây, chế tạo một viên uống insulin trị tiểu đường thay vì tiêm như thông thường. Viên nang của thuốc uống insulin này do nhà hóa sinh Avram Hershko (đoạt giải Nobel) - thành viên ban cố vấn khoa học của Oramed phát triển, có một lớp phủ bảo vệ đặc biệt giúp viên thuốc chậm bị phân hủy trong ruột. Thuốc giải phóng các phân tử được gọi là chất ức chế protease ngăn chặn các enzym trong ruột non phá vỡ insulin, cũng như giải phóng một chất tăng cường hấp thu để giúp insulin đi vào máu.

Kết quả thử nghiệm các giai đoạn 1, 2 của viên uống đều khả quan và hiện thuốc đang được kê cho hàng trăm bệnh nhân tiểu đường tại Mỹ trong giai đoạn thử nghiệm cuối, kết quả dự kiến có vào tháng 9-2022. Oramed lấy công nghệ viên nang từ sản phẩm insulin dạng uống và sử dụng nó cho vaccine COVID-19 dạng uống.

Một điều nữa, không ít người băn khoăn về rủi ro khi người dân dễ dàng mua và uống vaccine mà không cần tới cơ quan y tế để được tiêm và được giám sát phản ứng sau tiêm. Tuy nhiên, TS Tucker tin tưởng công nghệ mới sẽ giúp người dùng vaccine dạng viên ít phải bị sốt hay các tác dụng phụ hơn so với vaccine dạng tiêm.

Tạp chí Discover dẫn lời nhà khoa học kỹ thuật miễn dịch Harvinder Singh Gill tại ĐH Công nghệ Texas (Mỹ) cho rằng rất hiếm khi xảy ra việc các mầm bệnh - đã bị giết hoặc bị phá vỡ một phần được đưa vào viên vaccine để cơ thể tạo khả năng miễn dịch - trong viên vaccine có đủ sức khiến người uống bị bệnh. Dù khẳng định rủi ro này nhỏ nhưng ông Gill vẫn cho biết chính rủi ro này đang thúc đẩy các nhà phát triển vaccine dạng viên uống tìm ra các công nghệ khác nữa để có thể cung cấp miễn dịch an toàn qua đường ruột. 

 

Xem thêm: lmth.5875001-hcid-nahc-ihk-uv-meht-gnou-neiv-gnad-91divoc-eniccav/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vaccine COVID-19 dạng viên uống - thêm vũ khí chặn dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools