vĐồng tin tức tài chính 365

Ổn định đời sống cho cuộc chiến chống dịch lâu dài

2021-08-05 11:04

Ổn định đời sống cho cuộc chiến chống dịch lâu dài

TS. Nguyễn Minh Hòa

(KTSG) - TPHCM đang dồn toàn bộ sức lực quyết liệt chống dịch, bên cạnh đó là tiếp tục sản xuất đảm bảo mục tiêu kép. Thành phố đã trải qua thời gian dài giãn cách, người dân đã thấm mệt, nhiều bộ phận tỏ ra kiệt sức, nhưng tình hình dịch vẫn còn rất căng thẳng...

Shipper đang là cầu nối tốt nhất, hiệu quả nhất giữa hộ gia đình và bên ngoài xã hội. Ảnh: N.K

Cho đến nay, không ai dám xác quyết rằng sau ngày 16-8-2021 thì dịch ở thành phố sẽ được khống chế và thành phố tháo dỡ giãn cách hay sẽ tiếp tục, bởi chúng ta không nắm thế chủ động. Nhưng để đảm bảo cho giãn cách toàn thành phố trong một thời dài, thậm chí rất dài, thành công và bên cạnh đó là thực hiện được mục tiêu kinh tế thì cần có một chương trình hành động hợp lý hơn, chu đáo hơn để đảm bảo ổn định đời sống người dân, điều đó đồng nghĩa với an dân, cũng là cơ sở đảm bảo thành công mục tiêu kép của Chính phủ là dập dịch và phát triển kinh tế.

Một trong những điều căn bản nhất của mọi chính sách xã hội là hướng tới đời sống ổn định, giữ cho xã hội ở trong trạng thái thăng bằng tốt nhất có thể.

Nhìn từ trong... nội thành

Trong những ngày qua có rất nhiều thứ bị ách tắc bởi những người thừa hành trực tiếp không biết và không có khả năng vận dụng linh hoạt trong bối cảnh cụ thể. Không có văn bản hành chính nào liệt kê hết được các mặt hàng thiết yếu...

Lãnh đạo thành phố và các bộ phận chức năng đã cố gắng rất nhiều, nhưng không thể tránh được những thiếu sót mà Bí thư Thành ủy đã có lời xin lỗi người dân. Những thiếu sót là tất nhiên, bởi không chỉ chúng ta mà cả nhân loại lần đầu tiên phải đối mặt với một kẻ thù vô hình nhưng luôn biến hóa khôn lường, do vậy những loại chính sách, giải pháp và phương kế thực thi của chúng ta trong những ngày qua hầu hết là đối phó theo tình huống và theo địa bàn, bởi chúng ta chưa có kinh nghiệm và tiền lệ như thế. 

Những ngày qua, cả khâu sản xuất và phân phối đều có những vấn đề không ổn. Siêu thị vẫn mở cửa, nhưng muốn mua được hàng không dễ. Các cửa hàng bánh mì, tạp hóa... đóng cửa không được phép giao dịch. Người dân không được ra khỏi địa bàn quận, ngã ba ngã tư lớn nào cũng có chốt chặn, người giao hàng không được qua quận khác, thậm chí người dân bên này đường không được phép mua hàng trong siêu thị đối diện cách 10 mét vì khác quận, do vậy trong khi chợ truyền thống bị đóng cửa gần hết, có những quận không có siêu thị nào hoặc có ít siêu thị là làm khó cho dân... Tất cả những quy định ngặt nghèo đó nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, người dân chấp hành, nhưng liệu có cách nào khác vẫn đạt được mục tiêu chống dịch mà cuộc sống có phần dễ thở hơn không?

Nhà thuốc biết tình cảnh của người bị bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường cần thuốc hàng ngày, hàng giờ, trong khi người bệnh không thể đến bệnh viện lấy thuốc định kỳ, nhưng nhà thuốc không dám bán là điều không hay rồi.

Thành phố nên bàn bạc với các chuyên gia xã hội học, phát triển cộng đồng để ban hành những cách thức nào đó để cho cuộc sống người dân không bị đóng băng lại.

Chỉ cần đưa ra những nguyên tắc cứng, thậm chí cao hơn Chỉ thị 16+ , còn lại để người dân đưa ra sáng kiến để hoàn thành hành vi trao đổi tiền - hàng mà không vi phạm các nguyên tắc cứng đó.

Thành phố nên bàn bạc với các chuyên gia xã hội học, phát triển cộng đồng để ban hành những cách thức nào đó để cho cuộc sống người dân không bị đóng băng lại. Chỉ cần đưa ra những nguyên tắc cứng, thậm chí cao hơn Chỉ thị 16+, còn lại để người dân đưa ra sáng kiến để hoàn thành hành vi trao đổi tiền - hàng mà không vi phạm các nguyên tắc cứng đó.

Một cửa hàng sản xuất bánh mì có sáng kiến dùng gậy dài ba mét đưa bánh mì và nhận tiền của khách hàng đảm bảo khoảng cách, số người không nhiều hơn 1, nhưng vẫn bị lập biên bản, cửa hàng bị đóng, dân trong khu vực không có bánh mì ăn sáng.

Các shipper cần được ưu tiên tiêm vaccin nhanh nhất, cho phép phạm vi hoạt động rộng hơn, thời gian làm việc được nới ra sau 18 giờ bởi trong bối cảnh này họ đang là cầu nối tốt nhất, hiệu quả nhất giữa hộ gia đình và bên ngoài xã hội.

Hơn thế nữa, một shipper làm việc có thể cũng đồng nghĩa với 30 hộ gia đình không phải ra đường, mà TPHCM có 68.000 shipper chuyên nghiệp. Nếu lực lượng shipper này bị ách tắc đồng nghĩa với hệ thống bán hàng trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki, Grab... tê liệt, và các siêu thị có hàng nhưng không giải phóng được, hàng trăm ngàn hộ gia đình không có cái ăn.

Tuy nhiên, lực lượng này dù đông cũng không đủ cung ứng nhu cầu của 13 triệu người dân, nên TPHCM cần hình thành những đội quân có chức năng tương tự từ lực lượng thanh niên xung phong, đoàn hội, ngoài ra việc đưa các xe bán thực phẩm lưu động đến từng ngõ hẻm là điều cần tính đến, như Bắc Ninh, Bắc Giang đã làm.

Hãy để cho dân phát huy sáng kiến trên nền của các quy định của Chỉ thị 16, nếu không thì bí bách lắm. Hơn nữa, thành phố cũng tính đến các phương án cho bà con được buôn bán, sản xuất trở lại dù chỉ một phần nhỏ so với trước kia, để duy trì đời sống. Những bà con làm ăn nhỏ đã cạn kiệt tiền dự trữ phải đi vay người quen, họ hàng và cả tín dụng đen với lãi suất cao. Trạng thái tâm lý nặng nề, dồn nén do bị cấm túc đã xuất hiện mâu thuẫn, cãi nhau, thậm chí đâm chém nhau do những va chạm không đáng; những tiêu cực xã hội như trộm, cướp, lừa đảo cũng rộ lên đây đó.   

Nhìn xa ra các tỉnh, thành khác...

Hàng ngàn người dân chạy xe máy từ TPHCM về quê tận Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, nói một cách chính xác họ vi phạm quy định chống dịch, nhưng lực lượng chức năng đã lo cho họ thức ăn, nước uống, xăng và các hỗ trợ khác để họ về quê mà không quay lại TPHCM. Đó chính là sự “linh hoạt” đầy thấu cảm!

Đến hôm nay, TPHCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã thấm thía bài học liên kết vùng cùng chống dịch, sau những trục trặc ban đầu thì sự phối hợp hành động đã tốt hơn, nhưng vấn đề khác lại xuất hiện, đó là phối hợp giữa những vùng tưởng như rất xa nhau.

Mà cụ thể ở đây là giữa TPHCM với các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, Lâm Đồng,... liên quan đến những người lao động tự do muốn hồi hương.

Có một thực tế là vào cuối tháng 6, khi ở TPHCM các ca dịch tăng lên, tiến đến mức gần 1.000 ca mỗi ngày thì các tỉnh, thành có tâm lý e ngại đón người dân trở về, vì đón người dân từ các vùng đang có dịch bùng phát được cho là rất mạo hiểm, điều đó được hiểu là chở dịch về nhà và tăng chí phí tốn kém, nhận lấy phiền phức vào mình.

Nhưng sau đó lãnh đạo các tỉnh, thành nhận thấy việc đưa người dân về quê trước là chia lửa với TPHCM để thành phố bớt gánh nặng, sau là tình nghĩa không thể bỏ mặc bà con đồng hương lúc khó khăn, nên đã thực hiện được một số chuyến đưa người dân về suôn sẻ. Nhưng chỉ được một vài chuyến đầu là xuất hiện trục trặc, trong khi bà con mất phương hướng, như một sự tác động lan truyền ngay lập tức hàng chục ngàn người gói ghém về quê bằng phương tiện xe máy, chấp nhận rủi ro, rong ruổi hàng ngàn ki lô mét, tạo ra một khung cảnh thật đau lòng.

Nhưng sự rủi ro trên đường đi không đáng sợ bằng thay đổi chính sách. Do lo sợ không đủ năng lực tiếp nhận cùng lúc số lượng người quá lớn đổ dồn về, lo sợ dịch bùng phát từ những người này nên nhiều tỉnh không tiếp nhận dân của mình nữa khiến cho họ rơi vào thế “trở ra mắc núi, trở về mắc sông”.

Giá như Chính phủ nhất quán trong việc giữ người dân nhập cư tự do lại TPHCM hay cho hồi hương; giá như TPHCM đưa ra chính sách hỗ trợ và tiêm vaccin cho người lao động tự do trước thời điểm khởi động của dòng xuất cư; giá như TPHCM với tư cách là một tổ chức hành chính thuê xe buýt, tàu hỏa đưa bà con về quê một cách có trật tự; giá như các tỉnh có quan điểm nhân văn hơn rằng cứ nhận về rồi tìm cách sắp xếp hơn là nghĩ ngay tới hệ quả thì bà con đỡ cơ cực biết bao nhiêu. Thực tế đã có người chết, bị tai nạn và kiệt sức trên đường rồi.

Từ khóa “linh hoạt”

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngay trong bài phát biểu đầu tiên khi nhậm chức cũng như khi làm việc với bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào đều nhấn mạnh đến quan điểm “Linh hoạt, linh hoạt và linh hoạt”. Ông khuyến khích cấp dưới phải biết linh hoạt trong bối cảnh cụ thể trên nền của hàng lang pháp lý.

Trong những ngày qua có rất nhiều thứ bị ách tắc bởi những người thừa hành trực tiếp không biết và không có khả năng vận dụng linh hoạt trong bối cảnh cụ thể. Không có văn bản hành chính nào liệt kê hết được các mặt hàng thiết yếu, bởi mặt hàng thiết yếu có hàng trăm loại và sẽ là sai lầm nếu bộ phận chức năng nào đó ban hành văn bản pháp quy về những loại hàng hóa không thiết yếu, hay nói khác là danh mục liệt kê các loại hàng cấm, hạn chế vận chuyển, những hàng hóa ngoài danh mục này được lưu thông. Danh mục này là bao nhiêu loại? Nó sẽ dài bao nhiêu trang? Liệt kê bao nhiêu sẽ là đủ? Văn bản này ban hành chắc chắn sẽ làm cho tình hình thêm rối.

Sẽ là ngớ ngẩn trong tình hình nước sôi lửa bỏng này mà lập hội đồng đi tìm định nghĩa về loại hàng hóa thiết yếu và không thiết yếu. Bánh mì, sữa, băng vệ sinh, tiền mặt, thuốc tây, thức ăn gia súc và vật liệu sản xuất... không có trong văn bản và không được coi là thiết yếu với cơ quan quản lý nhà nước, và những người ở chốt kiểm soát nhưng rõ ràng nó là thiết yếu với một bộ phận dân cư nào đó đang rất cần đến nó, chẳng hạn không có thức ăn cho heo, gà thì làm sao có thực phẩm cho người dân, làm sao đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế.

Vấn đề ở đây là chỉ cần những người vận chuyển hàng hóa đảm bảo được các yêu cầu phòng dịch thì cho thông chốt. Nhưng để làm được điều đó thì người tổ trưởng liên ngành ở chốt phải có kiến thức, sự hiểu biết, dám chịu trách nhiệm, và hơn hết là sự “linh hoạt” nhân văn. Hàng ngàn người dân chạy xe máy từ TPHCM về quê tận Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, nói một cách chính xác họ vi phạm quy định chống dịch, nhưng lực lượng chức năng đã lo cho họ thức ăn, nước uống, xăng và các hỗ trợ khác để họ về quê mà không quay lại TPHCM. Đó chính là sự “linh hoạt” đầy thấu cảm.

Trong bối cảnh như thế mới hiểu được tại sao Quốc hội khóa XV đã giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong chống dịch, nếu quá cứng nhắc thì có nguy cơ hỏng việc lớn. Nhìn vào gương mặt người dân xếp hàng mua thực phẩm mới thấy bà con đang xuống sức và nhiều người thực sự kiệt sức rồi. 

Xem thêm: lmth.iad-ual-hcid-gnohc-neihc-couc-ohc-gnos-iod-hnid-no/501913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ổn định đời sống cho cuộc chiến chống dịch lâu dài”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools