vĐồng tin tức tài chính 365

Các hãng bay thế giới quay cuồng trong cuộc chiến sinh tử

2021-08-07 14:15

Ngành hàng không thế giới đã rơi vào tình trạng thua lỗ liên tục kể từ khi phải ngừng bay diện rộng từ đầu năm 2020 tới nay. Vì thế, khi đánh giá về sự “tàn phá” của đại dịch Covid-19, ông Alexandre de Juniac, Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải hàng không thế giới (IATA) phải thốt lên: “Đây là những năm tồi tệ nhất trong lịch sử về nhu cầu đi lại bằng đường hàng không”.

CHUỖI NGÀY TỒI TỆ KÉO DÀI

Vẫn còn 5 tháng nữa mới hết năm 2021, song IATA cho rằng năm 2021 tiếp tục là năm “mất mát” của hàng không thế giới và các hãng bay vẫn đang phải vật lộn với cuộc chiến “sinh tử” để tồn tại và phát triển giai đoạn hậu Covid-19.

Theo báo cáo được IATA công bố cuối tháng 4/2021, dịch Covid-19 sẽ khiến ngành hàng không thế giới tiếp tục lỗ 47,7 tỷ USD trong năm 2021 (tỷ suất lợi nhuận -10,4%). Nếu so với mức lỗ kỷ lục 126,4 tỷ USD trong năm 2020 (tỷ suất lợi nhuận -33,9%), thì đây vẫn được xem là mức dự báo khá tích cực về những tổn thất mà ngành công nghiệp này phải hứng chịu trong năm 2021.

Tuy vậy, điều này không có nghĩa sự “tàn phá” của Covid-19 đang giảm bớt bởi so với báo cáo được IATA đưa ra hồi tháng 12/2020, mức lỗ dự báo đã tăng thêm gần chục tỷ USD (38,7 tỷ USD) và cao hơn mức lỗ mà các hãng bay từng gánh chịu trong cuộc khủng hoảng giá dầu vào các năm 2008 và 2009.

Các hãng bay thế giới quay cuồng trong cuộc chiến sinh tử - Ảnh 1

Cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều hãng hàng không trên thế giới phải tuyên bố phá sản. Virgin Australia trở thành hãng hàng không lớn nhất sụp đổ do Covid-19 tại châu Á – Thái Bình Dương và buộc phải trao quyền kiểm soát cho công ty kiểm toán Deloitte (tháng 4/2020).

Tiếp đó, hãng hàng không lớn thứ hai Mỹ Latinh - Avianca Holdings cũng nộp đơn xin phá sản (tháng 5/2020) khi không đáp ứng được thời hạn thanh toán trái phiếu, trong khi đề nghị trợ cấp gửi đến chính phủ Colombia không được hồi đáp.

Đến tháng 11/2020, hãng hàng không giá rẻ “đình đám” của Nhật Bản – AirAsia cũng phải “đầu hàng” trước khoản nợ phải trả lên tới 208 triệu USD. Trong khi đó, Thai Airways trở thành hãng hàng không quốc gia đầu tiên nộp đơn xin phá sản vào tháng 5/2020.

Theo ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA), hiện tại, một số quốc gia như Pháp, Hà Lan, Singapore… đã tung các gói hỗ trợ hãng hàng không thông qua các giải pháp như bảo lãnh cho vay hoặc trực tiếp cho vay để cứu các hãng bay trước bờ vực phá sản. “Chẳng hạn, tại Việt Nam, Vietnam Airlines mới đây cũng đã được nhận gói hỗ trợ tái cấp vốn trị giá 4.000 tỷ đồng để đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn”, ông Nề cho biết.

Nhiều tính toán gần đây cho thấy, các hãng hàng không cần khoảng 250 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi. Dù vậy, vẫn có một số hãng đã tuyên bố phá sản hoặc đang làm thủ tục phá sản vì không thể chờ đợi “sải cánh” trở lại vào năm 2022 khi hàng không thế giới được dự báo phục hồi.

GIẢI CỨU THẾ NÀO?

Dù Vietnam Airlines được thông qua gói cứu trợ 4.000 tỷ đồng tái cấp vốn nhưng nguồn vốn này mới chỉ gỡ được một nút thắt trong gói giải pháp hỗ trợ 12.000 tỷ đồng nhằm xử lý các khoản lỗ luỹ kế và nợ quá hạn. Vietnam Airlines đang có sự chuẩn bị rốt ráo để tăng thêm được vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. “ Song hành trình để đưa Vietnam Airlines trở lại bầu trời vẫn còn rất nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ”, ông Võ Đình Trí, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Paris School và AVSE Global cho biết.

Các hãng bay thế giới quay cuồng trong cuộc chiến sinh tử - Ảnh 2

Chính phủ Thái Lan hiện cũng đang phải đối mặt với “bài toán” tương tự khi Thai Airways trở thành hãng hàng không quốc gia đầu tiên nộp đơn phá sản. Ngày 15/6/2021 vừa qua, Tòa án Thái Lan (Central Bankruptcy Court) đã đồng ý phương án tái cấu trúc nợ cho Thai Airways khi hãng này đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản (bankruptcy protection) vào tháng 5/2020.

Theo đó, các khoản nợ được gia hạn, đồng thời miễn lãi chưa thanh toán đối với khoản vay. Dự kiến, số nợ phải tái cấu trúc ước tính lên đến 12,9 tỷ USD, và chỉ riêng năm ngoái hãng này đã lỗ 4,5 tỷ USD, tương đương 100 nghìn tỷ đồng, gấp gần 10 lần Vietnam Airlines. Tuy nhiên, một số chủ nợ sẽ có quyền chuyển đổi khoản nợ của họ thành cổ phần của công ty. “Điều này dường như đã làm phần lớn các chủ nợ của Thai Airways hài lòng với phán quyết của tòa án và cho thấy khả năng phục hồi của Thai Airways là còn hy vọng”, ông Trí nhìn nhận.

Không chỉ tại châu Á, chính phủ các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan… cũng phải đưa ra các gói cứu trợ để cứu các hãng hàng không rơi vào “hố đen” nợ nần và tránh xa phá sản. Tuy nhiên, điều kiện các gói này khá khác nhau.

Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, Hãng hàng không quốc gia Lufthansan phải chấp nhận thỏa thuận để Chính phủ Đức nắm giữ 20% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất để đổi lấy gói cứu trợ 9 tỷ EUR.

Trong khi với Air France và KLM, để nhận được gói cứu trợ trị giá 10,4 tỷ EUR từ Chính phủ Pháp và Chính phủ Hà Lan dưới hình thức gói vay trực tiếp và bảo lãnh vay, KLM phải giảm số lượng chuyến bay đêm từ trung tâm chính của đất nước tại Schiphol và lượng khí thải CO2 xuống 50% vào năm 2030. Air France sẽ phải cắt các chuyến bay ngắn để tạo thuận lợi cho ngành đường sắt, cũng như đáp ứng mục tiêu giảm lượng phát thải CO2 còn 50% vào năm 2024.

Thậm chí, Chính phủ Mỹ còn đưa ra gói cứu trợ “khổng lồ” lên tới 50 tỷ USD để hỗ trợ cả những hãng tư nhân, gồm United Airlines, Delta Airlines, Alaska Airlines, Jet Blue Airways và Southwest Airlines. Trong đó, 25 tỷ USD để trả lương nhân viên (không hoàn lại) nhằm đảm bảo việc làm cho nhân viên hàng không tới tháng 9/2020 và 25 tỷ USD dưới dạng cho vay với quyền chuyển đổi thành cổ phần công ty với các mức giá theo thỏa thuận từ trước.

“Điều này đáng để tham khảo, bởi không chỉ Vietnam Airlines mà Vietjet Air, Bamboo Airways… cũng đang gồng mình gánh lỗ, lâm vào trình trạng kiệt quệ về tài chính, nguy cơ phá sản rất lớn”, ông Lực nêu quan điểm.

 
MỘT THẬP KỶ BỊ PHÁ VỠ
Ông John Bruns, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh thương mại và tiếp thị của Boeing tại Ấn Độ và Đông Nam Á
Ông John Bruns, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh thương mại và tiếp thị của Boeing tại Ấn Độ và Đông Nam Á
Dịch bệnh Covid-19 và những lệnh hạn chế đi lại đã đặt ra những thách thức cho ngành hàng không thương mại. Điều này đã phá vỡ một thập kỷ mở rộng và tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng không thế giới.
Hàng không thương mại đã trải qua những ảnh hưởng có tính chu kỳ trong thập kỷ vừa qua và ngành hàng không đã luôn cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng trở lại. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ lại diễn ra. Những yếu tố thúc đẩy du lịch bằng đường hàng không và tăng lượng vận tải hàng không lên gấp đôi trong 20 năm qua vẫn còn nguyên. Ngoài ra, qua mỗi cuộc khủng hoảng, ngành hàng không lại tạo ra những sự thay đổi mới để cải thiện dịch vụ và giá trị cho các hành khách, từ đó hỗ trợ sự phát triển trong tương lai.

Xem thêm: mth.ut-hnis-neihc-couc-gnort-gnouc-yauq-ioig-eht-yab-gnah-cac/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:Đầu tư

“Các hãng bay thế giới quay cuồng trong cuộc chiến sinh tử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools