Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm tốc trong tháng 7, làm tăng thêm những lo ngại rằng đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ đứng trước những áp lực mới trong nửa cuối năm.
Theo số liệu mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm nay (7/8), trong tháng 7 xuất khẩu tăng trưởng 19,3% (tính bằng USD) trong khi nhập khẩu tăng 28,1%. Điều này dẫn đến cán cân thương mại thặng dư 56,58 tỷ USD. Trước đó các chuyên gia kinh tế dự báo xuất khẩu tăng trưởng 20% và nhập khẩu tăng 33,3%.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sau khi tăng vọt trong những tháng đầu năm. Nguồn: Bloomberg.
Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn khá vững vàng do các nước trên toàn thế giới dần dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa – điều có lợi cho lực cầu. Tuy nhiên, những tháng gần đây các rủi ro thương mại đã xuất hiện khi biến chủng Delta lây lan mạnh ở châu Á, đe dọa xáo trộn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng lớn đến cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc.
Chỉ số PMI mới nhất cho thấy trong tháng 7 lượng đơn đặt hàng xuất khẩu đã suy giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Giới chuyên gia cũng cảnh báo xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng chậm lại trong 6 tháng cuối năm mà một trong những nguyên nhân là do mức của cùng kỳ năm ngoái khá cao.
"Các chỉ số hàng đầu cho thấy xuất khẩu sẽ yếu đi trong những tháng tới. Xuất khẩu và dịch bệnh là những yếu tố đe dọa tương lai kinh tế Trung Quốc trong những tháng tới", Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management nhận định.
Trong tháng 7 khu vực Đông Nam Á (ASEAN) chính là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, xếp sau là EU và Mỹ. Xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng 13,4% so với 1 năm trước trong khi nhập khẩu từ Mỹ tăng 25,6%. Trung Quốc có thặng dư thương mại 35,4 tỷ USD với Mỹ.
Nhập khẩu vẫn tăng trưởng khá mạnh nhờ lực cầu nội địa vẫn đang hồi phục và giá hàng hóa tăng cao. So với cùng kỳ thì tổng kim ngạch nhập khẩu các hàng hóa cơ bản gồm quặng sắt, dầu thô và thép tăng trong 7 tháng đầu năm nhưng lại giảm về khối lượng. Việc nhập khẩu 25 chiếc máy bay cũng góp phần lớn khiến nhập khẩu tăng trưởng mạnh.
Để đối phó với các rủi ro đe dọa tăng trưởng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ tung ra các biện pháp hỗ trợ có mục tiêu cụ thể. Ví dụ như các biện pháp giúp đỡ những doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khan, tăng chi ngân sách và có thể là giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hang thương mại.
Tham khảo Bloomberg
Xem thêm: nhc.77164117170801202-or-iur-ueihn-pag-couq-gnurt-et-hnik-ial-gnuhc-tahn-nol-cul-gnod/nv.fefac