vĐồng tin tức tài chính 365

4 nguyên nhân khiến 8/17 con hổ nuôi nhốt được ‘giải cứu’ bị chết

2021-08-08 19:07
4 nguyên nhân khiến 8/17 con hổ nuôi nhốt được ‘giải cứu’ bị chết - Ảnh 1.

Một con hổ được nuôi nhốt tại một khu sinh thái ở Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Ngày 8-8, ông Trần Hiền - đại diện phát ngôn của tổ chức CHANGE và WildAid Việt Nam (tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại TP.HCM, hướng đến giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách tại Việt Nam - PV) - chia sẻ 4 nguyên nhân có thể làm 8/17 con hổ được lực lượng chức năng Nghệ An thu giữ trong nhà dân hôm 4-8 bị chết.

Thứ nhất có thể trước khi 17 con hổ này được "giải cứu", người nuôi trái phép đã nhồi nước hoặc các thực phẩm khác nhau vào trong cơ thể nhằm kích trọng, tăng giá trị giao dịch mang đi bán lại hoặc nấu cao.

Đã từng có những cuộc giải cứu trước đây cho thấy nhiều trường hợp hổ đưa về trung tâm cứu hộ không thể ăn uống gì, vài ngày sau thì chết.

Các vấn đề về sức khỏe của hổ nuôi nhốt đều có liên quan đến chế độ dinh dưỡng của hổ. Hổ nuôi nhốt thường xuyên bị béo phì, bệnh răng miệng, các bệnh về xương khớp, thận, gan…

Những điều này chủ yếu là do chế độ ăn, sự căng thẳng kéo dài. Hổ thu giữ trong vụ án có trọng lượng từ hơn 200kg, trong khi đó, cân nặng trung bình cho hổ Đông Dương là 100-195kg, hổ thừa cân so với tiêu chuẩn.

Thứ hai, quá trình gây mê có thể là một trong những nguyên nhân có thể tính đến. Ví dụ như gây mê trong khi không cân được trọng lượng hoặc dù biết được trọng lượng rõ ràng nhưng bắt buộc lực lượng chức năng ngay tại thời điểm đó phải tiêm liều vượt quá số ký để đảm bảo quá trình cứu hộ, chuyển giao được diễn ra an toàn, không gây hại cho người dân nếu bất chợt hổ tỉnh dậy.

Nhưng khi đánh đổi điều này có thể hổ bị "sốc" do quá liều. Gây mê là quá trình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của hổ, cần được theo dõi sát sao trong suốt quá trình gây mê, nếu có bất cứ biến chứng nào phải có sự can thiệp kịp thời.

4 nguyên nhân khiến 8/17 con hổ nuôi nhốt được ‘giải cứu’ bị chết - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng gây mê hổ rồi chuyển lên xe cẩu, trùm bạt kín mít giữa trưa 4-8 - Ảnh: DOÃN HÒA

Thứ ba do thời gian, chuẩn bị và cách thức vận chuyển. Hổ là động vật hằng nhiệt. Do đó nếu thời điểm vận chuyển hổ rơi vào lúc nóng đỉnh điểm, kèm nhiệt độ tích tụ trên thùng xe khi tấm bạt phủ tăng lên; hoặc còn do phủ miếng che đầu khiến hổ đang trong trạng thái bị gây mê sẽ không thể tự làm hạ nhiệt cơ thể qua việc hô hấp bình thường, khó thở dẫn đến hổ chết.

Thứ tư, cơ sở tiếp nhận không đủ thiết bị y tế và chuyên gia có kinh nghiệm khám chữa cho hổ sau cứu hộ. Việc cứu hộ và chữa trị cho hổ sau cứu hộ là việc hết sức khó khăn, không phải bên nào cũng có đủ điều kiện thực hiện. Bởi sau gây mê và tỉnh dậy ở nơi lạ, hổ có thể bị stress, bỏ ăn, dư chấn sau vận chuyển, gây mê… rất dễ dẫn đến tình trạng suy kiệt rồi chết.

Đại diện khu sinh thái - nơi tiếp nhận những con hổ từ cơ quan chức năng Nghệ An - cho biết ngoài 8 con hổ đã chết được cấp đông bảo quản thì 9 con còn lại tình trạng rất yếu. Có con còn chưa ăn miếng thịt nào hoặc ăn rất ít.

Do những con hổ này bị nuôi nhốt dưới hầm quá lâu nên khi ra môi trường bình thường cùng với quá trình vận chuyển dưới nắng nóng khiến hổ yếu đi. Đơn vị đã bố trí các nhóm thú y cứ cách 2 giờ lại thăm khám cho hổ và báo cáo tình trạng để có hướng chăm sóc phù hợp.

7 con hổ giải cứu uống 1,2 triệu đồng tiền sữa/ngày

ho_nghean_doanhoa0

7 con hổ con đang được chăm sóc tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An - Ảnh: XUÂN CƯỜNG

Liên quan đến 7 con hổ được lực lượng Công an Nghệ An phát hiện, thu giữ từ một chuyên án ngày 1-8, ông Trần Xuân Cường - giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát - cho biết 7 con hổ này đang được đơn vị cùng Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (SVW) cứu hộ, chăm sóc.

Các con hổ này đều còn rất nhỏ, khoảng 1-1,5 tháng tuổi và cần được uống sữa 6 lần/ngày. Cứ đều đặn sau 4 giờ, nhóm chăm sóc và thú y lại cho hổ con uống 100ml sữa. Trung bình một ngày, 7 hổ con uống hết 1kg sữa bột, tương đương mức chi phí gần 1,2 triệu đồng.

Theo ông Cường, Trung tâm cứu hộ tại Vườn quốc gia Pù Mát không có các thiết kế và cơ sở vật chất để cứu hộ hổ trưởng thành. Trước mắt, đơn vị cứu hộ 7 con hổ trên để giữ lại cơ hội được sống sót của chúng, sau đó sẽ đề xuất các cơ quan chức năng để chuyển giao cho đơn vị thích hợp và có đầy đủ điều kiện, cơ sở vật chất để chăm sóc hổ.

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, rạng sáng 4-8, lực lượng chức năng Nghệ An kiểm tra nhà ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi), cùng ngụ xã Đô Thành, huyện Yên Thành, phát hiện 17 con hổ trưởng thành (mỗi con nặng hơn 200kg) đang được nuôi nhốt.

Sau khi hoàn tất các thủ tục, 17 con hổ được gây mê, rồi vận chuyển đến khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) để gửi chăm sóc trong thời gian phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên đến nay có 8/17 con hổ đã chết, đang được bảo quản đông lạnh.

8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết8/17 con hổ nuôi nhốt trong nhà dân Nghệ An được ‘giải cứu’ đã chết

TTO - Sau khi đưa về một khu sinh thái, 8/17 con hổ được ‘giải cứu’ từ hai hộ gia đình nuôi nhốt trái phép ở Nghệ An đã chết.

Xem thêm: mth.19782256180801202-tehc-ib-uuc-iaig-coud-tohn-ioun-oh-noc-71-8-neihk-nahn-neyugn-4/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“4 nguyên nhân khiến 8/17 con hổ nuôi nhốt được ‘giải cứu’ bị chết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools