Vàng giữ vai trò trung tâm trong văn hóa Ấn Độ như một món đồ tích trữ tài sản giá trị, một biểu tượng của sự giàu có, địa vị và là một phần cơ bản của nhiều nghi lễ. Việc đánh dấu vàng ở Ấn Độ cũng rất quan trọng, khi quy trình này bảo vệ người tiêu dùng khỏi tình trạng gian lận về khối lượng và độ tinh khiết của kim loại quý.
Nếu trước kia quy trình này tùy thuộc vào các nhà kim hoàn thì nay chính phủ đã áp dụng quy định bắt buộc với việc đánh dấu vàng. Mỗi mặt hàng trang sức vàng chỉ nặng từ 2 gam trở lên, phải được tải lên một cổng thông tin kèm theo khối lượng và đề nghị đánh dấu. Ký hiệu trên vàng là một mã gồm 6 chữ số, giúp xác định thợ kim hoàn và trung tâm đã đánh dấu trang sức.
Hàng nghìn doanh nghiệp vàng nhỏ lần đầu tiên phải đánh dấu ký hiệu trên sản phẩm của mình, gây ra những tắc nghẽn rất lớn.
Ngành công nghiệp trang sức vàng trị giá 60 tỷ USD của Ấn Độ đang rơi vào hỗn loạn. (Ảnh minh họa: Reuters).
Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lúc này đang bị tồn đọng hàng triệu USD giá trị vàng mà họ không thể bán trong lúc chờ đợi, có thể kéo dài hơn 1 năm, để được đánh dấu. Thương nhân vàng ở các vùng sâu, vùng xa còn gặp trở lại khi tải thông tin chi tiết lên mạng do kết nối kém và không rành về công nghệ.
"Ước tính kho dự trữ hiện có khoảng 50 triệu món trang sức bắt buộc phải được đánh dấu. Với công suất hiện tại của các trung tâm khắc dấu, 100.000 chiếc mỗi ngày, sẽ mất khoảng 500 ngày, tương đương 18 tháng để đánh dấu được lượng hàng hiện có. Nếu có làm ở công suất cao nhất đi chăng nữa, cũng phải mất 9 tháng. Điều này có thể ảnh hưởng nặng nề đến cả ngành công nghiệp vàng", ông Piyush Gupta - Giám đốc công ty trang sức PP Jewerllers cho biết.
Không chỉ mình vị giám đốc trên, mà nhiều nhà kim hoàn khác còn cảnh báo rằng ngành công nghiệp vàng có thể sụp đổ do quy trình đánh dấu ký hiệu phức tạp.
Chủ tịch Liên đoàn Vàng bạc đá quý toàn Ấn Độ còn cho rằng hệ thống đánh dấu cũ đã được sử dụng trong 20 năm qua là tiêu chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu nên việc áp dụng quy trình quản lý bằng mã ký hiệu là không cần thiết.
Chưa kể nếu thật sự xảy ra lỗi của hệ thống trước đó, vị chuyên gia này đặt câu hỏi: Không rõ ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho hàng triệu món đồ trang sức đã được đánh dấu trước đây?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.90595026190801202-naol-noh-oav-ior-od-na-auc-gnav-hnaod-hnik-hnagn/et-hnik/nv.vtv