vĐồng tin tức tài chính 365

Tranh cãi quanh chuyện tiêm tăng cường mũi 3 vaccine ngừa COVID-19

2021-08-11 06:49

Ngày 4-8, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước ngừng triển khai tiêm tăng cường mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba để dành nguồn vaccine cho các nước có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Tuy nhiên, một số nước đã bỏ qua, thậm chí phản bác lời kêu gọi của WHO.

Nhiều nước phớt lờ lời kêu gọi của WHO

Từ ngày 11-4, Pháp đã ban hành hướng dẫn về việc tiêm mũi vaccine thứ ba cho người bị “suy giảm miễn dịch nghiêm trọng”. Tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép tiêm mũi vaccine tăng cường cho nhân viên y tế và người từ 50 tuổi trở lên, trong khi Israel triển khai tiêm mũi thứ ba cho người bị suy giảm miễn dịch và người từ 60 tuổi trở lên. Trong khi đó, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hay Thái Lan sử dụng các loại vaccine của phương Tây để tiêm mũi tăng cường cho những ai đã tiêm đủ hai mũi vaccine của SinoVac (TQ).

Tranh cãi quanh chuyện tiêm tăng cường mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 - ảnh 1
Thủ tướng Israel Naftali Bennett (trái) đưa mẹ là bà Mirna Bennett (giữa) tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba hôm 3-8. Ảnh: REUTERS

Đó là một canh bạc. Liệu (việc tiêm mũi vaccine thứ ba) có dựa trên đầy đủ bằng chứng? Tôi nghĩ là không.

Nhà khoa học về dữ liệu y sinh DRIV ARAN thuộc Viện Công nghệ Israel (Technion) 

Sau lời kêu gọi của ông Tedros, Pháp, Đức và Israel vẫn quyết tâm triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và giới chức y tế Đức tuyên bố hai nước này sẽ tiếp tục kế hoạch triển khai tiêm mũi vaccine thứ ba cho người cao tuổi và các nhóm người dễ bị tổn thương từ tháng 9. Thủ tướng Israel - ông Naftali Bennett nhấn mạnh rằng người trên 60 tuổi có nguy cơ bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19 cao gấp sáu lần nếu không được tiêm mũi vaccine thứ ba.

Các động thái này được thúc đẩy một phần do số ca nhiễm mới tăng trở lại ở ngay cả những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao như Israel, Mỹ… mà nhiều khả năng do sự lây lan của biến thể Delta. Anh và một số nước khác lên kế hoạch triển khai mũi vaccine tăng cường do lo ngại dịch COVID-19 sẽ phức tạp hơn trong mùa đông tới.

Khi kêu gọi các nước hoãn triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba, tổng giám đốc WHO cho rằng nhu cầu mũi vaccine thứ ba sẽ khiến “các nước đã dùng phần lớn nguồn cung vaccine toàn cầu giờ sẽ sử dụng thậm chí còn nhiều vaccine hơn”. Tuy nhiên, nhiều nước phương Tây như Mỹ và Đức phản bác lập luận này của ông Tedros.

Ngay trong ngày 4-8, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố Mỹ có đủ vaccine cho tất cả người dân trong nước ngay cả khi triển khai tiêm mũi vaccine thứ ba cho một số nhóm đối tượng. Bà Psaki còn nhấn mạnh rằng Mỹ là nước quyên góp vaccine ngừa COVID-19 nhiều nhất cho các nước khác, theo hãng tin AFP.

Tương tự, đại diện Bộ Y tế Đức nói rằng nước này theo đuổi kế hoạch tiêm mũi vaccine thứ ba nhưng vẫn hỗ trợ việc chủng ngừa COVID-19 cho “tất cả dân số thế giới”. Chính quyền Berlin nhắc lại cam kết về việc ủng hộ ít nhất 30 triệu liều cho cơ chế phân phối vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu COVAX trong năm nay.

Chuyên gia vẫn tranh cãi liệu có cần mũi vaccine thứ ba

Hôm 4-8, bà Kate O’Brien - Giám đốc bộ phận quản lý vaccine của WHO nói rằng chưa có “đầy đủ bằng chứng” để kết luận liệu có cần thiết triển khai mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba hay không.

Trong khi đó, các nghiên cứu của hãng Pfizer (Mỹ) cho thấy ở nhóm tình nguyện viên 65-85 tuổi, lượng kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 sẽ tăng gấp 11 lần sau khi tiêm mũi vaccine thứ ba, theo đài CNN. Pfizer còn báo cáo rằng hiệu quả bảo vệ nhờ vaccine của hãng sẽ giảm trung bình 6% sau mỗi hai tháng.

Các nghiên cứu đối với vaccine của các hãng SinoVac (TQ) hay AstraZeneca (Anh) cũng cho thấy mũi vaccine thứ ba giúp tăng đáng kể khả năng phòng ngừa COVID-19, theo chuyên trang y tế Medrvix.org. Các đơn vị sản xuất vaccine của Nga cũng đang nghiên cứu theo hướng tương tự, ban đầu nhận thấy mũi thứ ba giúp tăng hiệu quả bảo vệ của vaccine và không kéo theo tác hại nào.

Dù thừa nhận rằng mũi vaccine thứ ba sẽ giúp tăng hiệu quả phòng bệnh, nhà miễn dịch học Rafi Ahmed thuộc ĐH Emory (bang Georgia, Mỹ) lại nghi ngờ liệu sự suy giảm lượng kháng thể như các hãng dược đã chứng minh có đồng nghĩa với sự suy giảm khả năng bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 hay không. Ông Ahmed lưu ý rằng “không một loại vaccine nào” không có tình trạng lượng kháng thể giảm theo thời gian nhưng cơ chế miễn dịch có thể giúp vaccine kéo dài hiệu quả trong hàng chục năm, theo tạp chí Nature.

Chuyên gia về dữ liệu y sinh Natalie Dean thuộc ĐH Emory cho rằng để trả lời câu hỏi có cần mũi vaccine thứ ba hay không, cần xem xét tất cả biến số liên quan nguy cơ lây nhiễm, nhiễm bệnh có triệu chứng và tình trạng bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19 sau khi tiêm vaccine.

Nature lưu ý rằng các nghiên cứu ở Anh, Israel và nhiều nơi khác cho thấy vaccine vẫn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa các triệu chứng nặng đến mức phải nhập viện hoặc tử vong, ngay cả khi mầm bệnh là biến thể Delta.

Ngoài nguồn cung, các nước nghèo còn nhiều cái khó khác về vaccine

Hôm 4-8, Tổng giám đốc WHO Tedros chỉ ra rằng hơn 80% trong hơn 4 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được triển khai được dùng để tiêm cho người dân ở các nước có thu nhập cao hoặc trung bình-cao. Tỉ lệ tiêm chủng trên 100 dân ở các nước giàu đã vượt mức 100 liều, trong khi tỉ lệ tương ứng ở các nước nghèo chỉ là 1,5 liều. WHO lo ngại thế giới không thể hoàn thành mục tiêu tới cuối tháng 9, ít nhất 10% dân số mỗi nước sẽ được chủng ngừa.

Tháng trước, Giám đốc WHO khu vực châu Phi - ông Matshidiso Moeti nói rằng châu lục này cần tăng 3-5 lần năng lực triển khai vaccine. Khảo sát của WHO cho thấy 31% số quốc gia châu Phi (11 nước) có hơn một nửa số huyện có lỗ hổng trong dây chuyền bảo quản vaccine.

Chưa kể các loại vaccine của Pfizer hay Moderna - cần bảo quản lạnh sâu -20 tới -70 độ C, các loại vaccine chỉ cần giữ trong tủ lạnh thông thường như của AstraZeneca hay Johnson&Johnson cũng gặp khó ở châu Phi - vùng hạ Sahara khi chỉ 28% số cơ sở y tế ở khu vực này có được nguồn điện ổn định, theo tạp chí The Africa Report.

Ít nhất hai nước châu Phi là Malawi và Nam Sudan đã tiêu hủy hàng chục ngàn liều vaccine ngừa COVID-19 do hết hạn. Theo AFP, Malawi đổ lỗi các chiến dịch tuyên truyền chống lại vaccine đã cản trở chiến dịch tiêm chủng ở nước này, trong khi Nam Sudan là một trong những nước có chỉ số phát triển con người (HDI) thấp nhất thế giới với hệ thống y tế nghèo nàn và còn chìm trong bất ổn và bạo lực. 


Xem thêm: lmth.1137001-91divoc-augn-eniccav-3-ium-gnouc-gnat-meit-neyuhc-hnauq-iac-hnart/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tranh cãi quanh chuyện tiêm tăng cường mũi 3 vaccine ngừa COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools