vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp Việt nào hưởng lợi nhất từ “chính sách xanh” của Trung Quốc?

2021-08-11 07:11

Theo nhận định về ngành thép của công ty Chứng Khoán Maybank Kim Eng trong báo cáo phân tích mới công bố, nhu cầu thép vẫn đang gia tăng do sự bùng nổ của ngành công nghiệp ô tô và sự hồi phục của ngành xây dựng.

Hầu hết các trung tâm sản xuất thép lớn của thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... vẫn tiếp tục tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế xuất khẩu.

Mặt khác, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu thép từ các nước khác để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép rất cao trong bối cảnh sản xuất thép bằng công nghệ lò thổi bị hạn chế do chính sách giảm phát thải carbon. Quốc gia này sẽ nhập khẩu thêm phôi thép để đáp ứng nhu cầu sử dụng thép mà không cần phải sản xuất thêm thép thô.

Là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới với 55% thị phần, những động thái của Trung Quốc sẽ một lần nữa gây nên sự thiếu hụt nguồn cung thép dù các nhà sản xuất thép lớn khác như EU, Mỹ, Nhật Bản,... đã quay trở lại trạng thái bình thường hậu đại dịch.

Điều này sẽ tạo thêm lực đẩy cho giá thép vốn đã cao để tránh việc giá thép điều chỉnh mạnh trong nửa cuối năm nay.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp Việt nào hưởng lợi nhất từ “chính sách xanh” của Trung Quốc?

Ngành công nghiệp thép Trung Quốc chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp sản xuất thép bằng lò thổi và nước này chiếm 90% tổng xuất khẩu quặng sắt (ảnh: Maybank Kim Eng).

Mặt khác, do ngành công nghiệp thép Trung Quốc chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp sản xuất thép bằng lò thổi và nước này chiếm 90% tổng xuất khẩu quặng sắt, nên việc giảm đáng kể sản lượng thép sản xuất bằng phương pháp BOF sẽ gây bất lợi cho giá quặng sắt.

Giá thép Việt Nam vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong khi giá quặng sắt dự kiến sẽ giảm vào nửa cuối 2021. Trong sự phân hoá này, các doanh nghiệp sản xuất thép bằng lò thổi như tập đoàn Hoà Phát sẽ được hưởng lợi lớn.

Chỉ rõ lý do này, phân tích của Maybank Kim Eng nhắc lại về động thái đầu tiên của thị trường Trung Quốc đối với mục tiêu xanh. Trung Quốc đã lên kế hoạch giảm sản lượng sản xuất thép thô bằng công nghệ lò thổi (BOF) do chính sách bảo vệ môi trường. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép vẫn tiếp tục gia tăng nhằm phục vụ các dự án cơ sở hạ tầng hậu đại dịch.

Việc cắt giảm hoàn thuế xuất khẩu buộc các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc tập trung vào thị trường nội địa, đồng thời không sản xuất quá mức để đáp ứng nhu cầu thị trường ngoài nước.

Theo đó, với vị thế là doanh nghiệp sản xuất thép bằng công nghệ lò thổi, trong đó chi phí quặng sắt chiếm 35% tổng chi phí sản xuất, Hoà Phát sẽ là bên được hưởng lợi với việc giá quặng sắt giảm trong khi giá thép dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong 6 tháng cuối năm 2021.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp Việt nào hưởng lợi nhất từ “chính sách xanh” của Trung Quốc? (Hình 2).

Tập đoàn Hoà Phát được sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi với việc giá quặng sắt giảm trong khi giá thép dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong 6 tháng cuối năm 2021.

Mặt khác, trước những bất ổn của tình hình Covid-19 trong nước kể từ tháng 6/2021, Hoà Phát sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu phôi thép, thép xây dựng thành phẩm sang Trung Quốc để bù đắp cho việc nhu cầu suy yếu tại thị trường nội địa.

Số liệu sản lượng sản xuất thép thô mới được tập đoàn Hoà Phát công bố cũng cho thấy, doanh nghiệp này sản xuất thép tăng đến 70% so với cùng kỳ, là con số rất khả quan nếu xét trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. 

Theo đó, tính riêng trong tháng 7, sản xuất thép thô đạt 700.000 tấn. Trong đó thép xây dựng đạt 363.000 tấn, tăng 58% so với tháng liền trước và tăng 21% so với cùng kỳ. Thép cuộn cán nóng (HRC) là 160.000 tấn, còn lại là ống thép và tôn mạ.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, tập đoàn Hòa Phát sản xuất gần 4,8 triệu tấn thép thô, tăng 58% so với cùng kỳ 2020. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép tổng cộng 4,9 triệu tấn, tăng 64% so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng thép xây dựng đã chiếm 2,2 triệu tấn, tăng 46%. Thép cuộn cán nóng đạt gần 1,5 triệu tấn. 

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp Việt nào hưởng lợi nhất từ “chính sách xanh” của Trung Quốc? (Hình 3).

Tính riêng trong tháng 7/2021, Hoà Phát sản xuất thép tăng đến 70% so với cùng kỳ. 

Ngoài ra, công ty Ống thép Hòa Phát đã cho ra thị trường 419.000 tấn, tương đương cùng kỳ. Sản phẩm tôn mạ ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất khi đạt 188.000 tấn, gấp 2,7 lần so với 7 tháng đầu năm 2020.

Năm 2021, Hòa Phát đặt mục tiêu sản lượng sản phẩm thép xây dựng thành phẩm và phôi thép là 5 triệu tấn; sản phẩm HRC là 2,7 triệu tấn; ống thép, tôn mạ các loạt đạt lần lượt 920.000 tấn và 300.000 tấn. Với kết quả trên, doanh nghiệp đã gần hoàn thành kế hoạch sản xuất thép thô.

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2021, Hoà Phát ghi nhận doanh thu thuần gần 67.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 16.751 tỷ đồng, tăng 156% so với cùng kỳ và hoàn thành 93% kế hoạch năm.

Sau khi Khu liên hợp Dung Quất giai đoạn 1 chạy hết công suất, Hòa Phát đã vượt qua Formosa Hà Tĩnh để trở thành doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với công suất 8 triệu tấn/năm.

Tập đoàn này đang chuẩn bị phát triển Khu liên hợp Dung Quất giai đoạn 2 để nâng công suất thêm 5,6 triệu tấn/năm.

Xem thêm: lmth.558325a-couq-gnurt-auc-hnax-hcas-hnihc-ut-iol-gnouh-oan-teiv-peihgn-hnaod/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp Việt nào hưởng lợi nhất từ “chính sách xanh” của Trung Quốc?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools