Làng Tây Tựu là nơi trồng hoa lớn nhất Hà Nội, cung ứng hoa tươi cho khắp Thủ đô và nhiều địa phương lân cận. Việc trồng hoa đã mang lại nguồn thu nhập cao ổn định cho hàng trăm hộ dân địa phương. Khi toàn thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch, người làng Tây Tựu lâm vào tình trạng khó khăn, hoa bán không được, giữ cũng không xong.
Ghi nhận PV Infonet tại làng Tây Tựu, nhiều ruộng hoa đã nở rộ, song không khí thu hoạch vô cùng ảm đạm. Những chùm hoa tới ngày cắt bán nhưng vẫn nằm im lìm tại ruộng.
Nhiều nhà cắt bỏ hoa để chờ vụ sau; số khác thì bỏ hoang ruộng không đầu tư trồng mới. Thậm chí, có người đã chuyển trồng hoa sang trồng rau bởi suốt 2 năm ảnh hưởng của dịch bệnh, vườn hoa không mang lại thu nhập.
Làng hoa Tây Tựu được biết đến là một trong những nơi trồng hoa lớn nhất miền Bắc. |
Mọi năm, cứ vào dịp tháng 7 âm lịch, người trồng hoa ở đây vui mừng đón chào tháng "hái ra tiền" vì nhu cầu mua hoa của người dân tăng đột biến. Năm nay thì đâu đâu trong làng cũng chỉ thấy tiếng thở dài, bởi hoa không còn là mặt hàng thiết yếu, không được mang bán ở chợ, càng không được bán rong; không có người thu mua, các chủ vườn cũng không thể mang hoa đi bán.
Chia sẻ với PV, anh Chu Trần Yên cho biết: "Những năm không có dịch bệnh, tháng 7 âm lịch là thời điểm chúng tôi bán hoa rất chạy vì khách mua hoa cúng lễ rất nhiều. Năm nay, dịch chưa hết, đúng thời điểm giãn cách xã hội, chúng tôi không có nơi bán, đành phải cắt bỏ để chờ lứa sau".
Nhiều vườn hoa nở rộ rồi héo úa |
Những luống hoa đến ngày thu hoạch bị cắt bỏ ngay tại ruộng. |
Anh Thành, một người trồng hoa trong làng Tây Tựu chia sẻ: "Năm nay, nhiều người dân Tây Tựu lỗ nặng. Một sào hồng bỏ vốn mất chục triệu tới vài chục triệu đồng, đến đợt cao điểm thu hoạch thì không thể đi bán được. Chúng tôi đành phải để hoa nở ngoài ruộng, lúc rảnh rỗi thì sẽ ra cắt bỏ cho lứa mới ra".
"Trước đây, nếu bán ế thì chúng tôi cho hoa vào kho lạnh, để được vài ngày rồi bán tiếp, nhưng giờ chẳng ai mua đâu. Hơn nữa, tiền điện để ủ lạnh còn đắt hơn tiền bán hoa nên chẳng ai dùng cách này. Tất cả người làm nghề trồng hoa điêu đứng chứ không riêng một nhà nào. Công sức mất trắng, chưa tính đến chi phí phân bón, thuốc sâu, nhân công...", anh Thành buồn bã nói.
Nhìn những luống hoa bị cắt bỏ, nhiều người xót của nhưng không còn cách nào khác. |
Đang chuẩn bị ra vườn trồng rau, bà Nguyễn Thị Dậu cho hay, gia đình bà vừa phá nguyên vườn cúc đang nở rộ.
"Tiếc lắm nhưng phải phá thôi. Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi đã quyết định chuyển sang trồng rau vì hiện tại rau có thể mang ra chợ bán để kiếm thêm đồng ra đồng vào, chứ hoa thì chịu rồi.
Mỗi vụ tôi bỏ ra khoảng 10 triệu để mua giống. Trồng và chăm sóc hoa có lúc phải thuê nhân công. Rồi chờ đến 4 tháng mới có thể thu hoạch được. Nếu thuận lợi thì mỗi vụ bán được 30 triệu, giờ phá đi là mất không, mất cả vốn lẫn công", bà Dậu kể.
Người dân Tây Tựu chủ yếu sống nhờ nghề trồng hoa lâu năm, khắp cánh đồng là vô vàn các loại hoa. |
Hoa chết khô tại ruộng. |
Với hoa hồng, người dân phải cắt bỏ để chờ hoa ra lứa khác. |
Nhiều gia đình để đất hoang chờ vụ sau. |
Các luống hoa héo tàn vì không còn đem lại thu nhập |
Nhiều ruộng để đất hoang chờ mùa vụ mới. |
Bảo Khánh
Infonet
Xem thêm: nhc.18591023111801202-neit-ar-iah-gnaht-gnort-aoh-ob-tac-iugn-magn-ion-ah-aoh-gnal/nv.zibefac