Những bệnh nhân đầu tiên được chuyển đến Trung tâm hồi sức tích cực - Ảnh: TỰ TRUNG
Khu cấp cứu và tiếp nhận bệnh nhân có gần 10 y, bác sĩ trực, sẵn sàng ứng phó xử lý với những trường hợp bệnh nặng. Những bệnh nhân đầu tiên hầu hết đều trong tình trạng rất nặng, nhiều người thở máy.
Các bác sĩ kiểm tra phim X-quang phổi bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG
Sáng 12-8, thêm nhiều bệnh nhân được các xe cấp cứu chuyển đến từ các bệnh viện quận huyện, và đều chở theo máy thở.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, đang trực điều trị tại khoa hồi sức 2 và 3, cho biết, đội ngũ 20 bác sĩ và 50 điều dưỡng được chia thành 3 ca trực 24/24 giờ để điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện tại, trung tâm có 3 khu vực hồi sức tích cực, công suất 500 giường bệnh.
Ngay ngày đầu nhận bệnh, guồng máy vận hành đã trơn tru nhờ có kinh nghiệm trước đó ở Hà Nội. Trong tháp điều trị bệnh nhân COVID-19, hầu hết bệnh nhân đến điều trị tại đây rất nặng, thuộc tầng 4 - 5 và phải thở máy.
Bệnh nhân được chuyển từ các quận huyện đến Trung tâm hồi sức - Ảnh: TỰ TRUNG
Các bác sĩ theo dõi bệnh nhân thở máy - Ảnh: TỰ TRUNG
Chuyển bệnh nhân đến khu hồi sức tích cực 2 và 3 - Ảnh: TỰ TRUNG
Bác sĩ theo dõi bệnh nhân thở máy - Ảnh: TỰ TRUNG
Trung tâm có 3 khu vực hồi sức tích cực, công suất 500 giường bệnh - Ảnh: TỰ TRUNG
TTO - Chiều 7-8, Bộ Y tế cho biết Bệnh viện dã chiến số 3 (khu tái định cư Bình Khánh, phường An Khánh, TP Thủ Đức) đã cho xuất viện 2.514 bệnh nhân, các phòng bệnh đều lập group trên Zalo để kết nối với bác sĩ.