vĐồng tin tức tài chính 365

Bình ổn thị trường phân bón: cần kết hợp giải quyết về đầu ra nông sản?

2021-08-18 16:12

Bình ổn thị trường phân bón: cần kết hợp giải quyết về đầu ra nông sản?

Giá phân bón tăng cao, trong khi giá bán nhiều mặt hàng nông sản thiếu ổn định, ách tắc trong thu mua khiến nông sản giảm chất lượng, rớt giá gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng như đời sống của người dân. Vậy, giải quyết tình trạng tăng giá này phải chăng cần cần giải quyết từ gốc?

Cục Bảo vệ Thực vật cho rằng, giá phân bón tăng không do cầu vượt cung. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã cơ bản tự chủ được mặt hàng phân bón. 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng sản xuất phân bón các loại đạt khoảng 4,69 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 11,7% so cùng kỳ 2020. Lượng phân bón nhập khẩu đến hết tháng 6 đạt khoảng 2,31 triệu tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân chính khiến giá phân bón tăng là do chi phí sản xuất 7 tháng đầu năm 2021 tăng rất cao như lưu huỳnh tăng 170%, amoniac tăng gấp 2 lần… khiến giá đầu vào tăng. Cùng với đó, là sự gia tăng của chi phí vận chuyển và những tác động tiêu cực đến từ đại dịch Covid-19.

Mặt khác, giá phân bón tăng còn do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón. Bên cạnh đó, giá các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón đều tăng rất mạnh trong thời gian qua. Chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển, cũng tăng mạnh khiến chi phí đầu vào tăng…

Theo như phân tích trên, các loại phân bón hóa học (phân bón vô cơ) được sản xuất trên nền tảng công nghệ lấy khí là nguyên liệu chính, dầu là chất đốt quá trình. Nước ta đã phải tăng nhập khẩu dầu thô lên nhiều lần từ năm 2018 đến nay để chế biến và phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng. Khi giá dầu thô Mỹ tăng mạnh 25,9% đầu năm 2021 đã kéo giá khí lên mức cao, theo đó giá urea từ khí và giá urea từ than tăng theo.

Để bình ổn thị trường phân bón, cần tập trung tháo gỡ vấn đề lưu thông, vận chuyển. Các doanh nghiệp nỗ lực tối đa chuẩn bị nguồn hàng cần thiết, vận chuyển hàng về các khu vực trong lúc thấp vụ để chuẩn bị sẵn cho vụ Đông Xuân sắp tới đảm bảo nguồn cung phân bón ra thị trường, tránh tâm lý lo lắng thiếu hàng hóa của người nông dân; từ đó loại bỏ được tình trạng găm hàng đẩy giá.

Một giải pháp quan trọng khác là đầu ra cho nông sản. Trong tình hình giãn cách do dịch bệnh hiện nay, phải ưu tiên phòng chống dịch, không đi lại thu mua được khiến nông sản đành ách tắc, tồn đọng.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn đã chủ động đẩy mạnh sản xuất, có phương án bình ổn giá phân bón hợp lý song song với việc đưa ra chính sách phân phối, đồng hành hỗ trợ bằng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng phiếu mua hàng… để chia sẻ gánh nặng với nhà nông. Nhưng có lẽ người nông dân cần là một giải pháp căn cơ, bền vững cho thị trường này cũng là để nâng tầm nông sản Việt, khi đó, nông sản đủ sức cạnh tranh sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đầu vào khác mà vẫn đảm bảo sản xuất có lời.

Xem thêm: lmth.nas-gnon-ar-uad-ev-teyuq-iaig-poh-tek-nac-nob-nahp-gnourt-iht-no-hnib/615913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bình ổn thị trường phân bón: cần kết hợp giải quyết về đầu ra nông sản?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools