Như sơ Diễm, sơ Khánh, những nữ tu đã dấn thân vào cuộc đời, đang làm công việc của một nữ hộ sinh trong những phòng sinh của sản phụ F0 tại Bệnh viện Hùng Vương.
Thoăn thoắt từ phòng mổ đến phòng hồi sức, từ giường các sản phụ khỏe đến giường những người phải thở máy, sự nhẫn nại dịu dàng của các sơ thể hiện ra trên từng ngón tay, trong từng ánh mắt. Ngoài những việc chuyên môn phụ giúp bác sĩ, điều dưỡng, lòng thương yêu và sự sẻ chia từ các sơ tình nguyện quả là niềm an ủi, chỗ dựa lớn cho những bà mẹ trẻ giữa những hoang mang, bơ vơ, hẫng hụt khi phải sinh xong nhưng không được ôm con trong vòng tay, không được cho con bú dòng sữa non đầu đời, phải vật lộn giành lấy cho mình, cho con từng hơi thở.
Là sư cô Thích Nữ Nhuận Bình và các đồng đạo ở Bệnh viện dã chiến số 8. Những bệnh nhân khó thở khó ăn bức bối bực bội nhưng mỗi khi gặp sư cô bỗng dễ thương, ngoan ngoãn chịu ăn chịu thở. Những trang "nhật ký bệnh viện dã chiến" của cô mỗi ngày lại lôi kéo được thêm những người tình nguyện "để có một tuổi trẻ ý nghĩa", dù cho vất vả và hiểm nguy là có thật...
Rất nhiều những người đặc biệt dấn thân như vậy, nhưng vẫn không đủ đáp ứng thực tế bệnh nhân F0 đang quá tải. Bệnh viện Hùng Vương vừa ra thông báo "tuyển tình nguyện bảo mẫu" để chăm những em bé của các bà mẹ F0. Mẹ phải điều trị bệnh, người thân phải cách ly, nhiều gia đình không còn ai để đón bé dẫn đến khoa nhi đã có đông em bé gấp đôi dự liệu. Bệnh viện dã chiến số 8 ra thông báo tuyển tình nguyện viên "F0 đồng hành cùng F0" với chế độ kiểm soát sức khỏe và trả lương đầy đủ. Các bệnh viện khác tuy chưa thông báo nhưng vẫn chờ tình nguyện viên đăng ký tham gia.
"F0 đã lành bệnh hoặc không triệu chứng chăm sóc cho F0 bị nặng là giải pháp tốt nhất bây giờ, giải quyết được rất nhiều công việc để nhân viên y tế tập trung vào chuyên môn, đỡ hao tổn nhân lực. Tình nguyện viên có vai trò không kém nhân viên y tế, ngoài ra lại có thêm tác động về tâm lý. Và nếu là F0 đã bình phục thì đa phần họ sẽ không bị nhiễm covid-19 trở lại nữa..." - bác sĩ Phạm Hữu Đoàn ở Bệnh viện số 8 giải thích.
Ý tưởng của bác sĩ đã được chàng trai Nguyễn Ngọc Trường chứng minh đầu tiên bằng từng ngày của cậu ở Bệnh viện điều trị covid-19 Củ Chi. Dù mang nhiều bệnh nền, phải ôm bình oxy, phải gắn vào máy thở, nhưng hễ nhìn thấy cậu mang đến chén cháo, ly nước uống thuốc hay chậu nước gội đầu, bệnh nhân nào cũng như yên tâm hơn, thoải mái hơn. "Đồng bệnh tương lân", trước mắt họ là một người đã vượt qua cơn bệnh, đã giành lại được nhịp thở, quay lại được cuộc sống. Không lời động viên nào hiệu quả hơn nữa...
Sau Trường, đã có nhiều bệnh nhân F0 ở lại bệnh viện, quay lại bệnh viện giúp những người đồng cảnh và tri ơn cuộc đời. "Chúng tôi rất mong có thêm nhiều tình nguyện viên đặc biệt như họ nữa. Có họ, chúng ta sẽ vượt qua được thử thách này nhanh hơn" - bác sĩ Đoàn lặp lại. Hàng vạn bệnh nhân đã xuất viện và các y bác sĩ đang chờ nhiều người trong số họ...
TTO - Các tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Tri Phương, ngã tư Hàng Xanh... (TP.HCM) vắng bóng người dân qua lại sáng 23-8. Chỉ các nhóm ưu tiên được phép lưu thông trên đường.
Xem thêm: mth.78261509032801202-teib-cad-neiv-neyugn-hnit-gnuhn/nv.ertiout