Tờ Diễn đàn doanh nghiệp dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản chung đạt hơn 1,85 triệu tỷ đồng khi bước sang năm 2021, trong đó chủ yếu vẫn nằm ở tiêu dùng bất động sản như nhà cho người thu nhập thấp hay phân khúc thị trường nhà giá rẻ…
Dư nợ vay cá nhân đang chiếm tỷ trọng lớn trong tín dụng bất động sản và thực tế, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đã nhiều lần kiến nghị các ngân hàng cần hạ lãi vay cho bất động sản, trong đó có người vay mua nhà ở.
Tuy nhiên, một chuyên gia khác lại cho rằng, vay mua bất động sản có bản chất đầu tư, khi bất động sản tăng, người mua được hưởng (trừ các nhóm vay mua nhà chính sách, nhà ở xã hội), vì vậy ngân hàng có thể cân nhắc nên giãn trả nợ vay cho khách hàng vay mua bất động sản khoảng 3 tháng, chứ không nên giảm lãi vay.
Dư nợ vay cá nhân đang chiếm tỷ trọng lớn trong tín dụng bất động sản. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Xuất khẩu sang ASEAN: Cần chiến lược tiếp cận mới
Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thị trường ASEAN vẫn tiếp tục tăng. Các chuyên gia cho rằng, còn nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường này, tuy nhiên cần có chiến lược tiếp cận mới.
Bài viết trên Báo Công Thương dẫn lời các chuyên gia nhận định, mặc dù là thị trường có nhiều lợi thế về khoảng cách địa lý, ưu đãi thuế quan, văn hóa… tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa khai thác tốt thị trường ASEAN. Trong 10 năm gần đây, nhập siêu liên tục ở mức 6 - 7 tỷ USD.
Trong khi đó, theo đại diện Bộ Công Thương, các nước ASEAN có nhu cầu lớn với chủng loại hàng hóa khá đa dạng từ Việt Nam, như trái cây sấy khô, dệt may, máy móc, viễn thông… Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Philippines là 3 thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam nhiều nhất.
Chính vì vậy, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các FTA giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới.
Tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ
Hàng loạt công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á thực hiện IPO tại Mỹ đang tạo ra tác động lan tỏa khắp hệ sinh thái trong khu vực, đặc biệt đối với các công ty Việt Nam.
Gây chú ý trong thời gian gần đây là cái tên Loship với hy vọng có thể niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2024 sau khi đạt lợi nhuận. Tương tự, VNG, VinFast, Tiki…. cũng cân nhắc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ qua SPAC để tiếp cận nguồn vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, bài phân tích trên Báo Đầu tư nhìn nhận, việc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ chỉ là bước khởi đầu của hành trình đầy thử thách với các khoản phí đáng kể và sự giám sát nghiêm ngặt.
Đây cũng là quan điểm của nhiều nhà đầu tư quốc tế dù tiềm năng của thị trường Đông Nam Á là rất lớn, đặc biệt khi tên tuổi của các công ty Việt Nam tương đối xa lạ ở thị trường Mỹ.
VTV.vn - Trong 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng vẫn giải ngân thêm hàng chục nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực cho vay bất động sản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.28520402152801202-nas-gnod-tab-aum-iougn-ohc-yav-on-naig/et-hnik/nv.vtv