vĐồng tin tức tài chính 365

Văn hoá Karoshi – "làm việc đến chết" là có thật: 37% công ty Nhật vi phạm luật làm thêm giờ, có công ty bắt nhân viên l

2021-08-27 12:51

Các cuộc điều tra của nhà chức trách Nhật Bản trước khiếu nại của người lao động về tình trạng làm việc quá sức tại 24.042 nơi làm việc cho thấy 37% các công ty này yêu cầu nhân viên làm việc trên 45h mỗi tháng hoặc hơn, theo báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.

Nhật Bản chính thức áp dụng tuần làm việc 40 giờ từ năm 1987 và bất cứ điều gì vượt qua khoảng thời gian đó được tính là "làm việc thêm giờ". Luật lao động Nhật Bản cũng chỉ giới hạn thời gian làm thêm giờ tối đa là 45 giờ/tháng. Tuy nhiên, nếu một công ty gặp hoàn cảnh bất thường và nhân viên của họ đồng ý làm thêm giờ, họ được phép làm thêm giờ tối đa 80 giờ/tháng.

Mức giới hạn 80 giờ đó được tính trung bình trong vài tháng. Tuy nhiên, nhân viên không được phép làm thêm hơn 100 giờ trong 1 tháng, theo Luật lao động.

Văn hoá Karoshi – làm việc đến chết là có thật: 37% công ty Nhật vi phạm luật làm thêm giờ, có công ty bắt nhân viên làm thêm 200 giờ/tháng - Ảnh 1.

Tuy nhiên, Báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho thấy trong số hơn 8.900 công ty tăng ca nhiều từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, có đến gần 3.000 công ty đã phá vỡ giới hạn làm thêm 80 giờ/tháng.

Bộ cũng xác nhận các trường hợp công nhân làm việc hơn 100 giờ/tháng tại 1.878 công ty. Thậm chí, có ít nhất 93 công ty có nhân viên làm thêm 200 giờ/tháng.

Báo cáo cho thấy tình trạng vi phạm luật lao động tại Nhật Bản diễn ra phổ biến đến mức nào. Theo luật pháp Nhật Bản, người sử dụng lao động bị phát hiện vi phạm có thể phải đối mặt với án tù 6 tháng hoặc tiền phạt tương đương 2.727 USD.

Nhật Bản gần đây đang cố gắng loại bỏ văn hoá làm việc quá giờ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ tại nước này. Việc các nhân viên tại Nhật Bản làm việc cho đến chết là điều phổ biến đến mức quốc gia này đã có một thuật ngữ dành cho nó – karoshi, nghĩa là "cái chết do làm việc quá sức".

Nạn nhân của karoshi thường là những người đàn ông trung niên làm công việc văn phòng, Hiroshi Kawahito – luật sư kiêm tổng thư ký của Cố vấn Quốc phòng cho nạn nhân của karoshi nói với Reuters. Nhưng gần đây, phụ nữ chiếm 1/5 trường hợp như vậy, ông nói.

Một trường hợp đáng chú ý liên quan đến một phóng viên của đài truyền hình Nhật Bản NHK, Miwa Sado, 31 tuổi, qua đời vào tháng 7/2013. Cô đã làm thêm 159 giờ trong tháng đó và gần 147 giờ trong tháng trước đó. Các nhà chức trách cho biết tim của cô đã yếu đến mức không thể bơm đủ máu đến các phần còn lại của cơ thể.

Trong một trường hợp khác, nhân viên 24 tuổi của công ty quảng cáo Matsuri đã nhảy lầu tự tử từ ký túc xá vào ngày Giáng sinh sau khi làm thêm 105 giờ trong 1 tháng.

Ngoài làm việc quá sức, người lao động Nhật Bản thường không nghỉ đủ thời gian. Số liệu thống kê chính thức của Bộ cho thấy người lao động Nhật Bản chỉ nghỉ trung bình 52,4% số ngày nghỉ được trả lương mà họ được hưởng trong năm 2018.

Chính phủ đã cố gắng hạn chế áp lực làm thêm giờ bằng các chính sách như yêu cầu người sử dụng lao động chỉ định ngày nghỉ cho những người không sử dụng ngày phép hoặc cho phép nhân viên rời công sở vào lúc 3h chiều vào mỗi thứ 6 cuối cùng của tháng.

Đức Nam

Doanh nghiệp và tiếp thị

Xem thêm: nhc.44273950172801202-gnaht-oig-002-meht-mal-neiv-nahn-tab-yt-gnoc-oc-oig-meht-mal-taul-mahp-iv-tahn-yt-gnoc-73-taht-oc-al-tehc-ned-ceiv-mal-ihsorak-aoh-nav/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Văn hoá Karoshi – "làm việc đến chết" là có thật: 37% công ty Nhật vi phạm luật làm thêm giờ, có công ty bắt nhân viên l”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools