vĐồng tin tức tài chính 365

Nổi bật tuần: Tá hỏa vì mua condotel lại tưởng chung cư, về ở mới biết nhầm

2021-08-29 16:27

Tá hỏa mua condotel lại tưởng chung cư thường, khách hàng khốn khổ vì nhầm; Khó khăn bủa vây, đến đại gia BĐS cũng phải than chuyện tiền... là những thông tin BĐS nổi bật tuần qua.

Sàn địa ốc đóng cửa la liệt, môi giới "chân ướt chân ráo" hết mơ đổi đời

Cả tuần này, Việt Tú, một giới bất động sản, đã phải lướt hết các web này đến web khác hy vọng kiếm được một công việc tạm thời những ngày giãn cách. "Bình thường kiếm được một công việc tử tế đã khó, thời điểm này thì càng vô cùng khó", Tú chia sẻ.

Tú kể sàn giao dịch bất động sản nơi anh làm đã tạm ngừng hoạt động. Lương cơ bản bình thường cũng chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, nay tạm nghỉ cũng không được hỗ trợ thêm đồng nào vì sàn cũng đang rất khó khăn. Do vậy không còn cách nào khác, Tú phải tìm kiếm một công việc tạm thời để xoay xở "rau cháo" cho qua ngày.

Nhớ lại ngày trước, Tú cho biết ra trường cũng xin được một công việc văn phòng. Tuy nhiên với đồng lương "ba cọc ba đồng", Tú làm được 2 năm thì nghỉ. Mới đây Tú mới quyết định chuyển sang làm môi giới địa ốc với hy vọng "đổi đời". Nhìn thấy nhiều môi giới phất lên sau sốt đất mới diễn ra, Tú mong mình cũng có thể khá lên nếu hợp nghề. Tuy nhiên mọi thứ không như kỳ vọng, khó khăn bất ngờ ập đến khi làn sóng COVID-19 thứ tư bùng phát.

Nổi bật tuần: Tá hỏa vì mua condotel lại tưởng chung cư, về ở mới biết nhầm - Ảnh 1.

Nhiều người vỡ mộng khi muốn đổi đời với nghề môi giới bất động sản (Ảnh minh họa).

Mặt bằng bán lẻ lao dốc, "tay to" âm thầm vung tiền gom vị trí ở đất vàng

Đánh giá về sự thay đổi về mặt bằng giá thuê trong những tháng cuối năm, chuyên gia tại Savills nhận định, so với giai đoạn thịnh vượng của thị trường bán lẻ, mỗi hợp đồng thuê hết hạn đều sẽ chốt được giá thuê mới tăng 8-10% thể hiện giá trị tăng trưởng lớn của khu thương mại, thì nay giá thuê cho hợp đồng mới phần lớn được giữ nguyên, thậm chí giảm 20-30%.

Tỷ lệ tăng giá hằng năm cũng giảm từ trung bình tăng 8% mỗi năm nay chỉ còn 5% mỗi năm, khiến tổng giá trị của một chu kỳ thuê của một bất động sản thương mại giảm đáng kể, thể hiện sự e ngại của thị trường và cán cân quyền lợi đang rơi vào tay những nhà bán lẻ và nhãn hàng nhiều hơn.

Chuyên gia tại Savills cho hay, thực tế tại TP Hồ Chí Minh, việc có nhiều mặt bằng trống khiến các nhãn hàng có tiềm lực tài chính mạnh có thể thu gom những vị trí tốt như ý muốn mà trước đây họ chưa bao giờ chen chân được tại mặt bằng phố Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hồ Tùng Mậu… và được chủ đầu tư hỗ trợ giá thuê giảm 30% so với đầu năm 2020.

Nổi bật tuần: Tá hỏa vì mua condotel lại tưởng chung cư, về ở mới biết nhầm - Ảnh 2.

Nhiều vị trí mặt bằng vàng bỏ trống (Ảnh minh họa).

Tá hỏa mua condotel lại tưởng chung cư thường, khách hàng khốn khổ vì nhầm

Gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết đã nhận được phản ánh và đề nghị cung cấp thông tin của một số người tiêu dùng về hợp đồng giao dịch liên quan đến căn hộ chung cư.

Cụ thể, người tiêu dùng phản ánh hai bên ký kết một số loại hợp đồng có tên gọi như "Hợp đồng mua bán quyền căn hộ", "Hợp đồng chuyển nhượng tài sản", trong đó đối tượng mua bán là dạng hợp đồng căn hộ du lịch hoặc quyền sử dụng căn hộ (chứ không phải quyền sở hữu).

Trong các hợp đồng này, Cục cho biết đều không căn cứ vào Luật Nhà ở, văn bản đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng hay hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng đối với nghĩa vụ tài chính của bên bán trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ bàn giao căn hộ và thời hạn sử dụng các loại căn hộ này ghi trong hợp đồng là 50 năm.

Nổi bật tuần: Tá hỏa vì mua condotel lại tưởng chung cư, về ở mới biết nhầm - Ảnh 3.

Nhiều người vô tình nhầm lẫn khi mua chung cư (Ảnh minh họa).

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, đến khi về ở, họ mới biết được đây là căn hộ condotel và rất nhiều bất cập đã phát sinh từ việc "nhầm lẫn" này, ví dụ như không được đăng ký hộ khẩu thường trú dẫn tới những thiệt thòi trong việc học hành của con cái hay việc khám chữa bệnh theo tuyến.

Khó khăn bủa vây, đến đại gia bất động sản cũng phải than chuyện... tiền

"Nhà đầu tư vẫn có sự quan tâm bất động sản tuy nhiên tỷ lệ quan tâm giảm xuống do tâm lý chờ đợi và thận trọng chờ tâm dịch qua đi. Ngoài yếu tố an toàn về sức khỏe, tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp là về dòng tiền, về công ăn việc làm và thu nhập cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của khách hàng trong giai đoạn này", bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản lớn ở TP Hồ Chí Minh, nhận định.

Chưa kể, áp lực về đồng tiền và khả năng trả nợ vay đối với các doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất lớn. Hầu hết các chủ đầu tư đều sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng và hình thức huy động tài chính khác. Tỷ trọng nguồn vốn vay tùy thuộc vào quy mô dự án và năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bất động sản kiệt sức, mong được “trợ thở” qua mùa dịchDoanh nghiệp bất động sản kiệt sức, mong được “trợ thở” qua mùa dịch

VTV.vn - Sau thời gian dài chống chịu với dịch COVID-19, nhiều DN bất động sản đang dần kiệt sức, không còn tiền để trả lãi vay, thậm chí phải "vay nóng" để trả lương nhân viên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.81371554192801202-mahn-teib-iom-o-ev-uc-gnuhc-gnout-ial-letodnoc-aum-iv-aoh-at-naut-tab-ion/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nổi bật tuần: Tá hỏa vì mua condotel lại tưởng chung cư, về ở mới biết nhầm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools